MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sướng như làm việc ở Pháp: Chán việc, nhân viên kiện công ty đòi bồi thường 400.000 USD

27-10-2021 - 14:52 PM | Sống

Đó là những gì mà Frédéric Desnard, một nhân viên 44 tuổi ở Paris đã làm.

Theo thông tin từ Washington Post, Frédéric Desnard đã đệ đơn kiện Interparfums, một công ty nước hoa và mỹ phẩm với yêu cầu bồi thường hơn 400.000 USD vì "chán" công việc có mức lương 90.000 USD mỗi năm của mình.

Desnard cáo buộc rằng cấp trên đã giáng chức của mình sau rất nhiều nỗ lực thuyết phục anh tự nguyện nghỉ việc nhưng không thành. Và người này đã bị sa thải sau một thời gian nghỉ ốm kéo dài vì tai nạn ô tô.

Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến luật lao động của Pháp, nó nổi tiếng với việc bảo vệ quyền lợi của nhân viên. Bộ luật này dài tới 3.400 trang và khiến người sử dụng lao động khó lòng mà sa thải được nhân viên của mình. Khi chính phủ Pháp tìm cách để nới lỏng bộ luật thì hàng nghìn công nhân đã phản kháng bằng cách đình công tập thể.

Và Desnard không phải là người duy nhất không hài lòng với nghề nghiệp hiện tại. Theo một cuộc khảo sát của Gallup vào năm 2015, có khoảng 68% người Mỹ cho biết họ không thể gắn bó lâu dài với công việc của mình.

Nếu có thời gian, bạn có thể tìm hiểu về luật lao động của Hoa Kỳ, một bộ luật khá khác so với các quy định ở Pháp.

Larry Cary, đồng sáng lập Cary Kane, một công ty luật nổi tiếng ở thành phố New York, nói với CNBC rằng: "Nhìn chung, các công ty hoặc doanh nghiệp ở châu Âu khó sa thải nhân viên hơn ở Mỹ."

Cary cũng cho biết thêm: "Ở Mỹ, rất nhiều công nhân có thể bị chủ lao động sa thải hoặc tự rời khỏi công ty mà không cần báo trước. Trên thực tế, chỉ có khoảng 13% người lao động Mỹ là được thương lượng trực tiếp về các điều khoản trong hợp đồng. Và hầu hết, trong đó sẽ có quy định rằng người sử dụng lao động chỉ cần ít nhất một lý do để có thể đưa ra quyết định sa thải nhân viên của mình."

Robert Ottinger, một luật sư việc làm ở Thành phố New York, nói với CNBC: "Ở Mỹ, bạn không có quyền từ bỏ một công việc với lý do chán nản. Nó sẽ là một trò cười ở tòa án."

Ottinger cũng cho biết thêm, nếu Desnard làm việc ở Hoa Kỳ và có một bản hợp đồng cụ thể quy định rõ ràng rằng vị trí công việc của anh ta sẽ không được thay đổi; hoặc có thể chứng minh được việc bị giáng chức là do phân biệt đối xử, thì có lẽ, vụ kiện ở tòa án Mỹ mới có hi vọng.

Theo Mai Lâm

Doanh nghiệp và tiếp thị

Trở lên trên