Suốt 3 năm dậy sớm lúc 4h sáng, giờ tôi mới biết mình đã nhầm: Chừng nào còn biết làm điều này, ngủ thêm chút nữa cũng chẳng thể ngăn cản thành công!
Việc bạn dậy từ mấy giờ không quan trọng, quan trọng là bạn làm gì với khoảng thời gian vào sáng sớm đó.
- 13-11-2019Những người 28 tuổi đã có thể sống mà không cần dựa vào lương đều sở hữu FQ từ rất sớm
- 13-11-2019Tuổi 30, tôi nên chọn một công việc giúp tích lũy kinh nghiệm hay mang lại thật nhiều tiền: 4 cách giúp người đi làm trả lời thấu suốt vấn đề này
- 13-11-2019Bạn không thể mãi “bán thân” với lương 5-7 triệu nếu muốn giàu có, hãy học Shark Hưng cách để sớm thành công ở tuổi 35
Tôi có đảm bảo rằng, chìa khóa để thành công không phải là thức dậy vào 4h sáng.
Khi không được đặt trong đúng hoàn cảnh, việc dậy sớm chỉ là vô nghĩa và còn có hại cho sức khỏe của bạn.
Mấu chốt ở đây là việc dậy sớm từ 4h sáng thôi là chưa đủ.
Nếu chỉ dậy sớm để lao ngay vào công việc, cố gắng hoàn thành càng nhiều thứ càng tốt, làm càng nhanh càng tốt, như vậy là chưa đủ.
Điều bạn cần làm là thật chậm rãi cân nhắc xem mình nên làm gì với chính bản thân mình, với một ngày của mình, với cuộc đời của mình.
***
Cứ thử tưởng tượng thế này - bạn dậy từ lúc 4h sáng, khi mắt còn kịp quen với bóng tối vẫn đang bao trùm bầu trời ngoài kia. Bạn nhanh chóng với lấy điện thoại, điều tiết mắt cho quen với ánh sáng xanh từ màn hình. Bạn kiểm tra hòm thư và đọc lướt qua email mọi người gửi. Khi thấy có người gửi mail cho bạn để hỏi xin lời khuyên, ý kiến chuyên môn, bạn bỗng dưng thấy tràn trề năng lượng. Đôi khi, bạn sẽ cảm thấy tức giận khi có người bất đồng quan điểm với mình, khi công việc chồng chất thêm, khi gặp lại những câu hỏi y hệt tuần trước.
Giống như một kẻ điên loạn, bạn bật dậy rồi phi thẳng ra chỗ máy tính, soạn một bức thư mới để hồi đáp người kia.
Bạn nghĩ họ sẽ đọc thư ngay ư? Không! Họ vẫn còn đang ngủ!
Suốt nhiều năm trời, tôi luôn thức dậy vào lúc 4h sáng, thậm chí có hôm từ 3h, rồi bắt tay vào làm việc ngay. Mỗi khi có người nhận xét về giờ làm việc bất thường của mình, tôi chỉ thấy tự hào. Tôi cảm thấy mình chăm chỉ hơn họ.
Quả thực, việc thức dậy từ 4h sáng giúp tôi hoàn thành được rất nhiều việc, nhưng đồng thời cũng khiến tôi thêm mệt mỏi. Tôi làm việc cả ngày lẫn đêm, cả ngày thường lẫn cuối tuần. Mọi người nghĩ rằng tôi làm việc rất tốt và cơn mưa lời khen cứ thế ập tới.
Tuy nhiên, dần dần tôi nhận ra mình không thể cứ liên tục tục dậy sớm từ 4h sáng để làm việc như 3 năm qua nữa. Tôi hoàn toàn có thể thành công kể cả khi tôi ngủ đến 8h. Nếu bận quá, tôi hoàn toàn có thể điều chỉnh thời gian của mình một cách linh hoạt.
***
Tôi đã đọc rất nhiều bài viết hướng dẫn cách tăng năng suất làm việc để thành công. Hầu như chúng đều đề cập tới thói quen “dậy sớm”. Tôi tưởng rằng mình đang đi đúng hướng, bởi tôi đã thực hiện lời khuyên đó một cách chính xác: dậy cực sớm và bắt tay vào làm việc.
Tôi vẫn hoàn thành xuất sắc công việc, nhưng tôi chẳng hiểu tại sao cuộc sống bên ngoài của mình lại không được thành công như thế.
Thế rồi, cuối cùng tôi cũng nhận ra, thứ mình thiếu là xây dựng một chuỗi thói quen buổi sáng.
Bạn cứ dậy sớm nếu cần, nhưng đừng lao ngay vào công việc. Dậy sớm là để bạn có thời gian suy ngẫm xem mình nên làm gì để thành công.
***
Khi tập hình thành chuỗi thói quen buổi sáng, tôi đã phạm phải hai quan niệm sai lầm.
Thứ nhất, tôi nghĩ rằng chuỗi thói quen này chẳng qua chỉ là một cách để trì hoãn những việc cần làm. Chẳng phải mọi người đều khuyên rằng nên hoàn thành những việc khó nhất đầu tiên sao?
Tuy nhiên, 30 phút đầu tiên trong ngày không phải là cách để bạn trì hoãn. Tận dụng khoảng thời gian này đúng cách, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bản thân cũng như biết mình cần phải làm gì.
Thứ hai, tôi tưởng rằng việc thực hiện một chuỗi thói quen buổi sáng là vô cùng dễ dàng.
Sau 1 tháng, tôi bắt đầu vào guồng nên cảm thấy mọi thứ “dễ thở” hơn, dù đôi lúc tôi chỉ muốn làm cho xong. Ban đầu, ngay cả việc đơn giản nhất cũng khiến tôi chật vật, bởi tôi quá lo lắng về chuyện khởi đầu ngày mới như thế nào cho hiệu quả. Sau này tôi mới nhận ra, thói quen buổi sáng chẳng phải một thử thách mà tôi phải vượt qua. Thật sự, đó chỉ là một chút thời gian mà tôi tự dành tặng bản thân mình để được làm chính mình.
Để thói quen dậy sớm thực sự phát huy tác dụng, bạn nên rèn cho mình một số thói quen sau:
- Ghi chép: Giúp bạn xem xét, nghiền ngẫm những suy nghĩ, mục tiêu và kế hoạch đã đặt ra để hoàn toàn chúng.
- Lên kế hoạch cho ngày mới: Thói quen này rất quan trọng, khi mà cuộc sống luôn khiến bạn bị phân tâm. Để có thể đối phó với các yêu cầu, dự án cấp bách tại cơ quan, bạn nên đảm bảo tiến độ bằng cách lập kế hoạch rõ ràng từ trước.
- Chăm sóc bản thân: Súc miệng bằng dầu dừa, uống một cốc nước với chanh hoặc giấm táo, đánh răng,...
- Thiền: Trên mạng có rất nhiều ứng dụng giúp bạn hình thành thói quen này.
- Tập thể dục: Nếu không thể bỏ ra 1 tiếng để đến phòng gym, bạn có thể tập thư giãn gân cốt chỉ với 10 phút.
- Đọc sách: Đọc cái này bổ ích hơn là đọc email rất nhiều.
- Ăn sáng: Rất nhiều người bỏ ăn sáng vì không có đủ thời gian, trong khi đây là một việc nên làm nếu muốn có đủ năng lượng để làm việc minh mẫn.
- Uống một cốc cà phê và cho phép bản thân suy nghĩ về ngày mới trước khi đối mặt với cuộc sống xô bồ ngoài kia.
- Hãy làm bất cứ thứ gì khiến bạn sảng khoái và hứng khởi cho ngày mới.
***
Dậy sớm chỉ khiến bạn thực sự thành công nếu bạn tận dụng thời gian đúng cách. Chúng ta ai cũng đều bận rộn, nên chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc dậy sớm để tự dành vài phút cho bản thân được tĩnh tâm trước khi bị cuộc sống hiện đại cuốn đi mất.
Bạn cần nhớ rằng: Cứ thức dậy vào bất cứ thời điểm nào mà bạn có thể dành thời gian cho bản thân và tâm trí mình trước khi trở nên bận rộn.
Giờ đây, tôi hay thức giấc vào lúc 5h sáng mà không cần chuông báo thức. Vốn là người ưa dậy sớm, tôi luôn thích không khí tĩnh lặng của sáng ban mai. Tôi dành thời gian này để thực hiện những thói quen hữu ích mà chẳng cần động tới máy tính hay điện thoại. Kể cả những ngày bận rộn nhất tôi cũng cố hoàn thành hết các thói quen này, bởi tôi tự nhủ: Chỉ khi chiến thắng bản thân, tôi mới có thể trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Bài chia sẻ của L.C. Barton - chuyên viên nhân sự, cây viết tích cực trên Medium.
Medium