Súp lơ cực tốt, được ví như "kho thuốc sức khoẻ": Những người sau cần cẩn thận khi ăn
Súp lơ trắng chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, những nhóm người sau đây cần phải thận trọng khi ăn.
- 18-10-2021Bộ phận "bổ tựa nhân sâm" của củ cải, tận dụng có thể kéo dài thanh xuân và trị bệnh rất tốt nhưng nhiều người vẫn vô tư ném bỏ
- 25-02-2021Cận cảnh người dân Hà Nội nhổ bỏ hàng trăm tấn củ cải vì không bán được
- 03-01-2021Tại sao nên "ăn củ cải vào mùa đông, ăn gừng vào mùa hè": Biết được lý do ai cũng phải tâm phục!
Súp lơ, hay bông cải trắng, là thực phẩm rất được ưa chuộng trên toàn thế giới. Súp lơ trắng dùng để nấu canh, xào với thịt, trộn salad đều rất ngon.
Bông cải trắng chứa ít calo nhưng rất giàu vitamin C và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác như vitamin K, canxi, kali, magiê, sắt. Đặc biệt, loại rau này có lượng chất xơ và chất chống oxy hoá rất dồi dào. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi ăn bông cải trắng, mọi người nên ăn cả phần cuống vì phần này chứa nguồn dưỡng chất không kém phần bông.
Bông cải trắng chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho bữa ăn hàng ngày. Nguồn: Unsplash.
80g bông cải trắng chứa khoảng:
- 24 kcal
- 2g protein
- 3,5g carb
- 1,4g chất xơ
- 0,3g chất béo
- 202mg kali
- 14mg canxi
- 44 mcg folate (B9)
- 45mg vitamin C
5 lợi ích của bông cải trắng
1. Tăng cường và hỗ trợ sức khỏe tim mạch
Bông cải trắng là loại rau rất tốt cho tim mạch nhờ vào một hợp chất thực vật có tên là Sulforaphane. Hợp chất này hoạt động như một chất chống oxy hoá có tác dụng gián đoạn tổn thương viêm do stress oxy hoá (sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể), một quá trình đóng vai trò trung tâm trong sự phát triển của bệnh tim. Do đó, tiêu thụ bông cải trắng có thể giảm huyết áp và nguy cơ xơ vữa động mạch.
2. Tốt cho sự phát triển của não bộ
Trong bông cải trắng chứa nhiều choline, một chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khoẻ tâm thần.
Choline là tiền chất để sản xuất acetylcholine, một chất truyền tin hoá học liên quan đến việc truyền dẫn tín hiệu đến hệ thần kinh trung ương.
3. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Bông cải trắng chứa nhiều lưu huỳnh có tác dụng hỗ trợ sức khỏe đường ruột, từ đó cải thiện chức năng chống nhiễm trùng của hệ miễn dịch. Lưu huỳnh kích thích sản xuất glutathione, một chất quan trọng bảo vệ và tái tạo niêm mạc ruột. Glutathione cũng có tác dụng bảo vệ các tế bào khác của cơ thể khỏi tổn thương do viêm nhiễm.
4. Cân bằng nội tiết tố
Bông cải trắng chứa một hợp chất thực vật là indole-3-carbinol (I3C) hoạt động như một estrogen thực vật giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể con người. I3C cũng được đánh giá là một chất có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư vú và các bệnh ung thư đường sinh sản do estrogen gây nên ở cả nam và nữ.
5. Giảm nguy cơ mắc ung thư
Sulforaphane trong bông cải trắng có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc ung thư. Chất này bảo vệ tế bào không bị tổn thương DNA đồng thời làm giảm hoạt động của các chất gây ung thư.
Bông cải trắng được mệnh danh là loại rau "đa năng" từ những lợi ích mà nó mang lại. Nguồn: Unsplash.
Những người cần thận trọng khi ăn bông cải trắng
Mặc dù bông cải trắng có giá trị dinh dưỡng cao và có nhiều lợi ích đối với cơ thể nhưng những người sau đây nên cẩn thận khi ăn loại thực phẩm này.
1. Những người có các vấn đề về đường tiêu hoá
Đối với những người khỏe mạnh, chất xơ trong bông cải trắng hỗ trợ quá trình tiêu hoá và kích thích sự hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Tuy nhiên, chúng có thể gây đầy hơi, khó tiêu nếu bạn ăn quá nhiều. Tình trạng này đặc biệt có hại cho những người mắc hội chứng ruột kích thích, viêm đường ruột, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.
2. Những người mắc các vấn đề về tuyến giáp
Người có vấn đề về tuyến giáp cần hạn chế bông cải trắng vì loại rau này có thể cản trở sự hấp thu iốt cần thiết trong quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.
3. Những người mắc bệnh tim
Những người đang dùng thuốc làm loãng máu hoặc thuốc giảm cholesterol trong điều trị bệnh tim không nên tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin K như bông cải trắng vì chúng có thể gây ra các tác dụng không mong muốn đối với thuốc.
(Nguồn: BBC Good Food và WebMD)
Doanh nghiệp và tiếp thị