Suy thận cấp chỉ vì lười uống nước khi nắng nóng
Bệnh viện Bãi Cháy đã tiếp nhận điều trị cho một bệnh nhân bị mất nước nghiêm trọng dẫn đến suy thận cấp vì lười uống nước.
- 14-03-2021Chàng trai 28 tuổi suy thận nặng dù không uống rượu bia, nguyên do đến từ 1 thói quen ăn sáng
- 03-03-2021Đi xông hơi để giảm cân, chàng trai 27 tuổi bị suy thận, bác sĩ chỉ ra 5 nhóm người không nên xông hơi kẻo hại sức khỏe
- 28-02-2021"Bệnh người giàu" ngày càng trở nên phổ biến, đáng ngại hơn cả là nguy cơ tổn hại xương khớp, suy thận thậm chí là tử vong
Bệnh nhân Nguyễn V . X. (sinh năm 1977, trú tại TP Cẩm Phả, Quảng Ninh) cấp cứu tại Bệnh viện Bãi Cháy với biểu hiện mệt lả, co giật cơ, co quắp chân tay. Trước đó, bệnh nhân lao động cắt keo ngoài trời nắng nóng nhiều giờ. Kết quả xét nghiệm máu có tình trạng cô đặc máu nhiều, suy thận cấp. Bệnh nhân được chẩn đoán mất nước, mất điện giải gây suy thận cấp.
Tại Khoa thận lọc máu, Bệnh viện Bãi Cháy, bệnh nhân được truyền dịch, bù nước và điện giải. Sau ba ngày điều trị tích cực, chức năng thận ổn định, bệnh nhân được xuất viện.
Bác sĩ CKI. Bạch Vân Đông – Trưởng Khoa Thận Lọc máu – Bệnh viện Bãi Cháy cho biết: "Khi cơ thể mất nước, điện giải do nắng nóng, người bệnh có thể bị say nắng, xuất hiện triệu chứng như: nhức đầu, mệt mỏi, lả người, ù tai, hoa mắt, tụt huyết áp, buồn nôn, tim đập nhanh và mạnh, chuột rút, tay chân co quắp, co giật…
Nguy hiểm hơn là biến chứng suy thận cấp, suy tim, hôn mê và có thể tử vong.
Vào các tháng nắng nóng cao điểm mỗi năm, bệnh viện đều tiếp nhận điều trị không ít bệnh nhân bị suy thận cấp do cơ thể mất nước nhiều, đặc biệt khi lao động ngoài trời nhiều giờ mà không bù đủ nước.
Trường hợp bệnh nhân này nếu không được phát hiện, cấp cứu điều trị suy thận cấp kịp thời bệnh có thể diễn tiến nặng thành suy thận mạn, phải lọc máu cấp cứu ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống."
BS Nguyễn Quang Cừ tư vấn cho bệnh nhân.
BS Nguyễn Quang Cừ - Chuyên gia tiết niệu, BV Đa khoa An Việt cho biết thận là nhà máy lọc quan trọng nhất của cơ thể đảm nhiệm vai trò cân bằng điện giải, đào thải độc tố, cặn bã ra ngoài qua đường nước tiểu và mồ hôi. Thế nhưng mỗi ngày cần uống bao nhiêu lít nước là đủ còn phụ thuộc vào cơ địa, cân nặng, thể trạng và tính chất công việc của mỗi người.
Đối với người thường xuyên làm việc nặng, hoạt động thể dục thể thao ra mồ hôi nhiều thì việc bù lượng nước đã mất là đặc biệt cần thiết. Ngược lại, những người ít vận động, sức khỏe yếu, nếu uống quá nhiều nước cho phép thì có thể bị ngộ độc nước.
Nhiều người bận rộn với công việc thường không có thời gian để uống nước thường xuyên. Thậm chí còn không tranh thủ thời gian rảnh rỗi để uống nước khiến cho cơ thể thiếu nước trầm trọng nhất là về mùa hè, đây là một thói quen sai lầm nguy hiểm tới sức khỏe vì có thể gây ra các bệnh về thận như sỏi thận, viêm tiết niệu thậm chí tình trạng nắng nóng mất nước còn gây suy thận cấp như trên.
BS Cừ cho biết một người bình thường khi uống ít nước có thể cảm nhận được lượng nước trong cơ thể từ da bị thiếu, từ đó da sẽ mất đi độ bóng và độ đàn hồi.
Khi lượng nước trong cơ thể giảm, nước tiểu trở nên cô đặc hơn. Khi nồng độ các chất chuyển hóa của bilirubin tăng lên, màu nước tiểu tự nhiên trở nên vàng đậm hơn.
Các chất cần được bài tiết qua nước tiểu được cô đặc và ngưng tụ, từ đó đôi khi làm xuất hiện hiện tượng lắng sỏi, có thể hình thành bệnh sỏi trong hệ thống tiết niệu, chẳng hạn như canxi oxalate và sỏi axit uric.
Về lâu dài, nó sẽ gây tổn thương cho thận, và nó cũng sẽ gây suy giảm chức năng thận, có thể gây ra thêm bệnh thận.
Tốt nhất là nên uống từ 2 -2,5 lít nước/ngày và nên lựa chọn uống nước lọc hoặc nước ép hoa quả không đường. Khi uống nước nên uống từ từ, uống nhiều lần thành ngụm nhỏ. Hạn chế uống nhiều nước sau ăn và trước khi đi ngủ.
Doanh nghiệp và tiếp thị