MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Syngenta chung tay vì nền nông nghiệp phát triển bền vững

05-03-2021 - 08:00 AM | Doanh nghiệp giới thiệu

Syngenta chung tay vì nền nông nghiệp phát triển bền vững

Năm 2020, đại dịch Covid-19 lây lan cùng với tình trạng lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn... đã khiến ngành nông nghiệp Việt Nam bị tác động không nhỏ. Tuy nhiên, vượt qua khó khăn, ngành nông nghiệp đã đạt được những kết quả tích cực nhờ những hướng phát triển bền vững.

Là công ty hàng đầu trong lĩnh vực nông dược và hạt giống, Syngenta Việt Nam đã có đóng góp không nhỏ vào hướng phát triển này.

Nhân dịp đầu Năm mới Tân Sửu 2021, ông Trần Thanh Vũ - Tổng Giám đốc Syngenta Việt Nam đã có một số chia sẻ xung quanh chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững của Syngenta.

Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về ý nghĩa của sự phát triển bền vững trong ngành nông nghiệp?

Đầu tiên, nhân dịp Xuân mới Tân Sửu, cho phép tôi gửi đến tất cả bà con nông dân trên khắp mọi miền đất nước lời chúc Năm mới an vui và bội thu.

Năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát khắp thế giới, nhân loại đã phải đối mặt với vấn đề an ninh lương thực. Chính Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cũng cảnh báo hàng trăm triệu người có thể đối mặt với "tình trạng khẩn cấp về lương thực" khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đe dọa chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu. Hàng trăm triệu người có thể thiếu ăn và hàng chục triệu người rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực do khủng hoảng Covid-19.

Trong khi đó, cùng với tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, các nguồn lực cần thiết cho việc sản xuất lương thực như đất, nước và năng lượng đã bị khai thác gần như cạn kiệt để đảm bảo sản xuất đủ nhu cầu lương thực của con người.

Do đó, để giải quyết vấn đề an ninh lương thực, giúp nông dân sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời để ứng phó với biến đổi khi hậu, thì phát triển nông nghiệp bền vững là xu hướng tất yếu, cũng là đòi hỏi bức thiết hiện nay.

Vậy trước xu hướng tất yếu này, thách thức đặt ra với nông nghiệp Việt Nam là gì, thưa ông?

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thời tiết trong khi Việt Nam lại là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. Khu vực nông nghiệp và người nông dân là những đối tượng tổn thương đầu tiên từ thực trạng này. Do đó, biến đổi khí hậu chính là thách thức trực tiếp và lâu dài đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.

Syngenta chung tay vì nền nông nghiệp phát triển bền vững - Ảnh 1.

Ông Trần Thanh Vũ - Tổng giám đốc Syngenta Việt Nam

Thêm vào đó, phần lớn nông dân Việt Nam là các nông hộ sản xuất nhỏ, với diện tích đất canh tác dưới 2 hécta. Việc sản xuất nhỏ lẻ có nguy cơ dẫn đến khó kiểm soát được về chất lượng, chưa kể năng suất lao động, hiệu quả kinh tế thấp và nhiều rủi ro về mặt thị trường.

Do đó, sản xuất nông nghiệp theo chuỗi liên kết từ trồng, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững. Để làm được điều này, cần sự chung tay của nhiều thành phần, trong đó có các doanh nghiệp lớn như Syngenta.

Những cam kết cụ thể của Syngenta đối với sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp Việt Nam là gì, thưa ông?

Syngenta nhận thức rõ vai trò của mình và cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng nông dân và các chương trình, chính sách của Nhà nước trong việc phát triển nông nghiệp bền vững.

Syngenta chung tay vì nền nông nghiệp phát triển bền vững - Ảnh 2.

Hướng dẫn nông dân canh tác cà phê bền vững tại Lâm Đồng

Chúng tôi thấu hiểu rằng người nông dân cần được tiếp cận với những sản phẩm và giải pháp giúp họ bảo vệ mùa màng nhưng vẫn đảm bảo yếu tố phát triển bền vững, ứng phó thông minh với biến đổi khí hậu. Do đó, Syngenta sẽ tiếp tục đầu tư vào các hoạt động R&D tại Việt Nam nhằm mang đến những sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và hạt giống có tính thích ứng cao và có thể kiểm soát hiệu quả nhất các loại dịch hại mới phát sinh trong điều kiện biến đổi khí hậu.

Syngenta thể hiện sự cam kết mạnh mẽ với đời sống nhà nông và tương lai của ngành nông nghiệp thông qua Chương trình Phát triển Bền vững với các cam kết nhằm giảm lượng khí thải carbon từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân ứng phó với thời tiết khắc nghiệt. Đồng thời, chúng tôi tiếp tục tập trung vào các hoạt động tập huấn, hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV hiệu quả, an toàn cho người sử dụng, góp phần tạo ra những sản phẩm nông sản an toàn, chất lượng.

Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục gắn kết với các thành phần trong chuỗi sản xuất nông nghiệp, xây dựng các vùng liên kết sản xuất giúp bà con phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống một cách bền vững. Thực tế là Syngenta đã và đang phối hợp với một số công ty trong chuỗi giá trị nông nghiệp thực hiện các dự án trên cà phê tại Tây Nguyên, gạo tại ĐBSCL, khoai tây tại Lâm Đồng... nhằm xây dựng chuỗi liên kết sản xuất-tiêu thụ nông sản giúp kiểm soát VSATTP, gia tăng giá trị cho nông sản, đẩy mạnh tiêu thụ nội địa cũng như nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên