MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên vẫn còn nhiều khó khăn

25-06-2022 - 09:40 AM | Thị trường

Thực hiện đề án “Tái canh cà phê các tỉnh vùng Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020”, đến nay, cà phê ghép cải tạo gần 150.000 ha, vượt 30.000 ha so với kế hoạch. Năng suất sau tái canh tăng hơn 3 tạ/ha.

Mới đây,  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện đề án tái canh cà phê giai đoạn 2014-2020, triển khai đề án tái canh cà phê giai đoạn 2021-2025.

Theo báo cáo tại hội nghị, cả nước hiện có 710.000 ha cà phê, là cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam, đứng thứ 2 về diện tích, chỉ sau cao su. Năng suất cà phê của Việt Nam đạt trung bình 2,8 tấn/ha, cao gấp hơn 3 lần so với thế giới, sản lượng đạt khoảng 1,8 triệu tấn, đứng thứ 2 thế giới sau Brazil. Hiện có hơn 20 tỉnh trồng cà phê, khoảng 90% diện tích tập trung ở Tây Nguyên. Năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt hơn 1,56 triệu tấn, trị giá hơn 3 tỷ USD, giảm 2,7% về lượng, nhưng tăng 9,4% về trị giá so năm 2020.

Riêng tại Đắk Lắk hiện có trên 210.000 ha cà phê, sản lượng mỗi năm đạt trên 520.000 tấn cà phê nhân. Sản phẩm cà phê của Đắk Lắk với thương hiệu và chỉ dẫn địa lý “cà phê Buôn Ma Thuột” đã có mặt trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Giai đoạn 2014- 2020 tỉnh Đắk Lắk cần tái canh gần 41.600 ha, tuy nhiên thực tế mới chỉ thực hiện được 35.400 ha, đạt 85% so với kế hoạch.

Ông Nguyễn Hoài Dương, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Đăk Lăk cho biết: “Khi tái canh cần một thời gian khá dài một số năm để luân canh kiến thiết cơ bản do đó thu nhập của bà con bị giảm sút nghiêm trọng ảnh hưởng đến thu nhập và tam lý của người dân nhiều người chần chừ không muốn tái canh".

Thực hiện đề án tái canh cà phê giai đoạn 2014-2020 đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê tại Tây Nguyên thông qua việc sử dụng các bộ giống mới, kỹ thuật mới.

Tuy vậy, ông Đoàn Ngọc Có, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai cho biết việc tái canh vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là nguồn vốn.

“Thời gian qua chúng ta đã rất nỗ lực nhưng người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng vẫn gặp khó khăn. Do một số hộ dân đã vay vốn và đã cắm sổ đỏ vào ngân hàng trước đó nên thời gian này thực hiện tái canh họ phải trả lại vốn này và tiếp tục vay lại. Một số hộ dân người đồng bào dân tộc thiểu số thì sản xuất lâu nay ít quan tâm đến việc cấp bìa đỏ, mà khi chưa có bìa đỏ thì việc vay vốn đang gặp khó khăn” - ông Đoàn Ngọc Có nhấn mạnh.

Tại hội nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tiếp tục phê duyệt đề án tái canh cà phê giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu tiếp tục nâng cao khả năng cạnh tranh, giá trị, thu nhập cho người trồng cà phê. Diện tích cà phê cần tái canh, ghép cải tạo giai đoạn này được xác định là khoảng 107.000 ha.

Theo Hương Lý

VOV

Trở lên trên