MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Bitcoin Việt Nam lập sàn là thách thức các cơ quan quản lý”

24-07-2014 - 16:27 PM | Tài chính - ngân hàng

“Khi chưa được cấp phép mà vẫn lập sàn giao dịch tức là “Bitcoin Việt Nam” đã thách thức các cơ quan quản lý”, ông Đoàn Thái Sơn nói...

“Khi chưa được cấp phép mà vẫn lập sàn giao dịch tức là “Bitcoin Việt Nam” đã thách thức các cơ quan quản lý”, ông Đoàn Thái Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhìn nhận xung quanh câu chuyện “Bitcoin Việt Nam” lập sàn giao dịch gần đây.

Ngân hàng Nhà nước không chấp nhận bitcoin là đồng tiền tại Việt Nam nhưng nếu người dân cứ coi bitcoin như là tài sản và hàng hóa thì hình thức quản lý phải như thế nào?

Nhìn về góc độ tài sản, thực tế cũng có một vài quốc gia cho phép người dân cất giữ bitcoin nhưng có quốc gia lại hạn chế hoặc nói không hoàn toàn. Ở Việt Nam, do bitcoin là tài sản ảo, cũng giống như các thứ “của nả” trong các trò chơi games nên đến nay, vẫn chưa có văn bản nào về mặt quản lý nhà nước xác định chúng là tài sản hay hàng hóa.

Do đó, chúng chưa bao giờ được cấp phép lập sàn giao dịch. Trong tương lai, nếu có thì trách nhiệm này thuộc về Bộ Công Thương.

Với thực tế như vậy nên quản lý bitcoin và các loại tiền ảo điện tử cũng phải do nhiều bộ ngành cùng thực hiện chức năng quản lý theo tính chất nhiệm vụ của mình mà Chính phủ đã giao.

Cụ thể, về mặt quản lý tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã sớm phát đi thông báo không công nhận bitcoin và các loại tiền ảo khác là đồng tiền song song với VNĐ và những ngoại tệ được phép giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam; không coi đó là phương tiện thanh toán; cấm tuyệt đối các tổ chức tín dụng cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động của bitcoin.

Theo ông, trên thực tế, mối nguy hại cụ thể của bitcoin như thế nào, nếu không kịp thời đưa chúng vào khuôn khổ quản lý?

Qua thực tế tìm hiểu tại sàn, mặc dù trên cổng thông tin của đơn vị này công bố là trên 1.600 thành viên nhưng thực tế, quá một nửa trong số đó là những người tò mò xem bitcoin là cái gì. Một nửa còn lại là những người đã “đào” bitcoin và quay lại sàn để tìm cách bán. Hiện nay, doanh số giao dịch không lớn, chỉ ở mức 0,1 đến 2 bitcoin/ngày.

Còn cách làm thì người chơi tự trang bị chiếc điện thoại và cài đặt phần mềm bitcoin, nối mạng internet nhưng để chơi được bitcoin thì quá phức tạp nên đối với người bình thường, rất khó khăn để tiếp cận.

Những ngày qua, giới truyền thông đề cập khá nhiều nhưng bản chất giao dịch bitcoin với tư cách là một phương tiện thanh toán thì hiện nay gần như chưa có.

Chúng tôi đã tìm hiểu một số quán cà phê được cho là có giao dịch bitcoin nhưng thực chất ở đó là khách hàng khi mua một món đồ thì móc tiền mặt ra mua bitcoin để thanh toán. Đó là thanh toán bằng VNĐ chứ không phải bitcoin, khác hẳn việc mua hàng, thanh toán bằng chính bitcoin.

Còn về nguy hại thì hiện tiềm ẩn nhiều rủi ro với người chơi. Ví dụ, sàn giao dịch nói là “chi phí giao dịch bitcoin gần bằng không” nhưng khi lên cổng thông tin của đơn vị kinh doanh lại có thu phí cả hai đầu với mức lên tới 3%. Thứ hai, hiện nay tổng lượng bitcoin tuyên bố phát hành tối đa 21 triệu bitcoin nhưng mới chỉ “phát hành” 10 triệu bitcoin.

Họ muốn giới hạn số lượng để không tạo ra lạm phát. Tuy nhiên, chính điều này lại tạo ra hai bất lợi làm khó bitcoin, ở chỗ: khi số lượng hàng hóa tối đa bị giới hạn thì sẽ nảy sinh yếu tố đầu cơ khi ngày càng có nhiều người chơi.

Cùng đó, những người chơi bitcoin sắm sửa máy tính, trang bị phần mềm để “đào” bitcoin và họ được trả tiền công bằng bitcoin nhưng theo thời gian, hết bitcoin để trả công thì ai sẽ được miễn phí đây?

Những người điều hành “Bitcoin Việt Nam” cho rằng, đã hội nhập rồi thì không nên cấm cản những hình thức kinh doanh đã tồn tại trên thế giới, ông nói gì về vấn đề này?

Sàn giao dịch “Bitcoin Việt Nam” nói rằng: một số bang ở Mỹ cho phép dùng bitcoin là không đúng mà ở đó, họ chỉ cho phép tồn tại ở một vài quán cà phê và người chơi chỉ là những tín đồ bitcoin. Như thế để thấy rằng, ngay cả nơi được cho là cho phép chơi bitcoin thì bitcoin cũng không hề được phổ biến rộng rãi.

Hay Chính phủ Nhật Bản cũng không hề hỗ trợ bitcoin. Ngoài ra, chưa nước nào trên thế giới ban hành những đạo luật, quy chế về bitcoin mà thực tế họ chỉ coi như thứ đồ chơi cho vui thôi. Ngay cả việc bảo là sẽ thu thuế với bitcoin thì tôi cũng không nghĩ vậy, do tính ẩn danh quá cao.

Nói đánh thuế qua sàn cũng không thể vì sàn cũng chỉ là “cái chợ”, còn người chơi thì không thể đánh thuế trực tiếp vì họ ẩn danh, biết ai mà đánh thuế do thuộc tính của bitcoin là mua bán xong, phần mềm tự động xóa sổ ngay các giao dịch.

Có hay không người chơi bitcoin lợi dụng hệ thống ngân hàng để chuyển tiền cho nhau khi mua bán bitcoin, vậy cách phòng tránh ở đây là gì?


Trong giao dịch chuyển tiền nội địa từ A sang B hiện nay, theo quy định của luật pháp, chẳng ngân hàng nào được phép hỏi khách hàng chuyển tiền vì mục đích gì mà buộc phải chuyển ngay theo lệnh khách hàng; ngoại trừ những trường hợp liên quan đến tội phạm, giao dịch chuyển tiền đáng ngờ với số lượng lớn thì phải có ý kiến của đơn vị chức năng.

Còn với chuyển tiền qua biên giới thì khác. Thế nên, đặt vấn đề này ra ở đây là không phù hợp.

“Cuộc chiến” Bitcoin tại Việt Nam: Quả bóng lăn đi lăn lại?


Theo Nguyễn Hoài

thanhhuong

VnEconomy

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên