MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các đại biểu Quốc hội hiến kế đẩy nhanh xử lý nợ xấu

03-11-2014 - 07:59 AM | Tài chính - ngân hàng

Giải quyết nợ xấu cần phải có nguồn lực. Phải lấy nguồn lực trong CPH NHTM, hiệu quả mang lại từ quá trình tái cơ cấu TCTD và các nguồn vốn khả dụng khác. Ngoài ra, cần có cơ chế thông thoáng hơn cho VAMC.

Sau khoảng 1 năm đi vào hoạt động Công ty quản lý tài sản của các TCTD - VAMC được cho là hoạt động chưa đạt được mục tiêu nhiệm vụ đề ra, nợ xấu của NHTM có chiều hướng tăng lên. Nợ xấu cuối năm 2013 là 3,61%, đến cuối tháng 5/2014 là 4,07%, tháng 7/2014 là 4,11%. Đồng thời thị trường bất động sản vẫn gặp nhiều khó khăn làm nợ xấu trầm trọng hơn.

Với các giải pháp hiện tại và điều kiện hoạt động của VAMC như hiện nay liệu có thể giải quyết được dứt điểm vấn đề nợ xấu không? Trong khi đó, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm về xử lý nợ xấu, các chế tài các chế định tài chính của nước ta chưa đạt yêu cầu, cải cách thể chế kinh tế còn chậm. Đồng thời đại dự báo năm 2015 có khoảng 60.000 doanh nghiệp vắng mặt trên thị trường qua đó nợ xấu năm 2015 “e ngại” sẽ tăng thêm là tất yếu.

Trong 3 ngày thảo luận liên tiếp tại Hội trường về tình hình thức hiện tái cơ cấu nền kinh tế và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2011 – 2015, các đại biểu Quốc hội đã có những kiến nghị cụ thể  để đẩy nhanh giải quyết nợ xấu, giải quyết dứt điểm “cục máu đông” của nền kinh tế.

Giải quyết nợ xấu cần phải có nguồn lực


Đại biểu Phạm Hồng Phong – Hậu Giang cho rằng, để xử lý nợ xấu, Chính phủ nên đưa các TCTD hoạt động theo chuẩn mực quốc tế về các tiêu chí cho vay; đánh giá tài sản đảm bảo theo tiêu chuẩn.

Giải quyết nợ xấu cần phải có nguồn lực. Nguồn lực lớn giải quyết nợ xấu nhanh hơn. Vì vậy, phải có nguồn lực nhất định tham gia vào tái cơ cấu nền kinh tế nói chung, về nợ xấu nói riêng. Theo đại biểu Phong phải lấy nguồn lực trong cổ phần hóa ngân hàng thương mại, hiệu quả mang lại từ quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và các nguồn vốn khả dụng khác.

Tương tự với ý kiến của đại biểu Phạm Hồng Phong, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương – Ninh Thuận đánh giá việc xử lý nợ xấu chỉ trông chờ vào sự cố gắng của ngân hàng là không đúng. Bởi nợ xấu là vấn đề của nền kinh tế đòi hỏi sự tham gia nổ lực của các ngành các cấp.

Đại biểu Huỳnh Văn Tính – Tiền Giang đề nghị để đẩy mạnh xử lý nợ xấu, Chính phủ sớm sửa đổi bổ sung các quy định hiện hành nhằm đảm bảo sự phù hợp đồng bộ nhất là trong quan lý đất đai, phá sản doanh nghiệp, thi hành án dân sự, cơ chế thực thi pháp luật, tạo điều kiện cho ngân hàng thực hiện tốt thu hồi nợ xử lý tài sản nợ đảm bảo nhanh chóng nhằm hạn chế, khắc phục dần tình trạng nợ đọng nợ xấu của NH.

Cần có cơ chế thông thoáng hơn cho VAMC

Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé – Kiên Giang, Chính phủ, các bộ ngành cần có giải pháp tốt hơn để giải quyết tình trạng nợ xấu của hệ thống NHTM tăng trở lại, đánh giá lại hiệu quả của VAMC.... trên cơ sở đó có chính sách cơ chế tạo điều kiện cho VAMC thực hiện hiệu quả các mục tiêu đề ra.

Trong khi đó đại biểu Trương Minh Hoàng – Cà Mau cho rằng việc thành lập VAMC với giải pháp không dùng NSNN để xử lý nợ xấu mà bằng cơ chế hoạt động là chưa đủ mà đồng thời đó cần ban hành những quy định đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục pháp lý xử lý  tài sản bảo đảm thuận lợi, giải quyết nhanh hiệu quả đúng pháp luật các khoản nợ đã mua.

Đồng thời đại biểu Hoàng cũng lưu ý đến việc cần có giải pháp phù hợp cho hệ lụy. Trường hợp thu và giải quyết vấn đề tài sản đảm bảo là nhà ở, cơ sở sản xuất duy nhất của người dân chúng ta cần tính đến giải pháp cho họ điều kiện sống tránh đưa họ ra xã hội gây gánh nặng cho chính sách an sinh xã hội. 

Cũng kiến nghị tạo cơ chế thông thoáng hơn cho VAMC, đại biểu Phùng Văn Hùng – Cao Bằng và đại biểu Trình Ngọc Phương – Tây Ninh “hiến kế” Chính phủ xây dựng cơ chế chính sách phát triển thị trường mua bán nợ phù hợp với thông lệ quốc tế để thu hút nguồn lực không nhỏ trong xã hội; cũng như cần có cơ chế thông thoáng hơn cho VAMC trong việc bán lại nợ, tài sản cho nhà đầu tư nước ngoài.

Rõ ràng, xử lý nợ xấu không đơn thuần là mua vào bán ra mà làm sao chuyển tài sản này thành nguồn vốn vay mang lại hiệu quả cho xã hội.  Vì vậy, cần thiết có nguồn lực mạnh và cơ chế để VAMC phát huy được hiệu quả hoạt động của mình. 

>>> Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân lý giải vì sao Việt Nam nghèo hơn các nước
>>>Nội dung phiên thảo luận tại Quốc hội sáng 01/11 về tái cơ cấu nền kinh tế

>>> Làm gì để đẩy nhanh xử lý nợ xấu và tái cơ cấu ngân hàng?





Thanh Giang

quynhnn

Tài chính Plus

Trở lên trên