MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cho vay “ngân hàng ngầm” bằng khoảng 30% tín dụng thực của Việt Nam?

14-10-2013 - 12:08 PM | Tài chính - ngân hàng

Theo nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan, tỷ lệ này là tương đối cao, nếu xét theo chuẩn quốc tế, chưa kể thị trường ngân hàng ngầm rất dễ gây bất ổn xã hội.

Khái niệm về ngân hàng ngầm đã được ông Con English – Ban rủi ro Nhóm hỗ trợ giám sát (Ngân hàng Trung ương Ailen) đề cập đến tại Hội thảo Cải cách thị trường tài chính trong chiến lược tái cơ cấu nền kinh tế, tổ chức sáng nay 14/10 tại Hà Nội.

“Đây là một phân khúc thị trường có thành phần tham gia hoạt động giống như một ngân hàng, trừ việc nhận gửi tiền. Các thành phần này không bị quản lý như các ngân hàng, và trong nhiều trường hợp toàn toàn không bị quản lý”.

Cụ thể, ông Con English đưa ra thống kê của Hội đồng ổn định tài chính châu Âu đã ước tính rằng ngân hàng ngầm chiếm tới 25 – 30% của toàn hệ thống tài chính và khoảng 1 nửa quy mô tài sản của các ngân hàng.

Theo ông Con English, việc thắt chặt quy định trong lĩnh vực ngân hàng có thể thúc đẩy các giao dịch trong ngân hàng ngầm.

Tại châu Âu, khoảng 22% các khoản nợ ngắn hạn phát hành bởi Chính phủ và khu vực doanh nghiệp và 38% nợ của hệ thống ngân hàng được nắm giữ bởi các quỹ thị trường tiền tệ.

“Nếu khu vực ngân hàng ngầm có ở Việt Nam thì phải xem xét việc quản lý nó, nếu không đây có thể là một nguồn thanh khoản trong lĩnh vực ngân hàng không hoạt động một cách đầy đủ” – Ông Con English nói.

Chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực cũng cho rằng, hoạt động của ngân hàng ngầm ở Việt Nam chưa thật phức tạp nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đe dọa.

Còn theo ông Võ Trí Thành nếu dùng từ ngân hàng ngầm sẽ không thật sự chính xác mà nên gọi đó là “ngân hàng bóng – ngân hàng ẩn” (Shadow Banking); tức là những khoản vay ngoài hệ thống ngân hàng.

“Nhưng ngầm ko có nghĩa là xấu mà đó là những hoạt động ngân hàng được phép nhưng chưa nằm trong khuôn khổ giám sát quản lý của cơ quan quản lý nhà nước nên thời gian tới đây cũng phải đưa vào giám sát”

Ông Thành lấy ví dụ, hoạt động công ty chứng khoán cho vay qua margin, repo là những giao dịch được phép nhưng ko nằm trong hoạt động ngân hàng và chưa quản lý thì sắp tới NHNN hoặc cơ quan giám sát tài chính phải có quy định cụ thể.

“Ở Việt Nam hiện không có một thống kê chính thức về các khoản vay ở lĩnh vực này nhưng theo ước tính cho vay ngoài hệ thống hay còn gọi là tín dụng đen hiện đang bằng khoảng 30% tổng tín dụng thực do hệ thống ngân hàng cung cấp” – Ông Thành nói.

Nói như thế không có nghĩa là nó không có những ảnh hưởng nhất định, chẳng hạn như việc không kiểm soát được dòng tiền, cung tín dụng một cách đẩy đủ. Đó là còn chưa kể nếu tín dụng đen bị vỡ câu chuyện sẽ không dừng lại ở mức độ tổn thất về mặt kinh tế mà đó còn là vấn đề của lòng tin – Ông Thành lưu ý.

Theo nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan, tỷ lệ này là tương đối cao, nếu xét theo chuẩn quốc tế, chưa kể thị trường ngân hàng ngầm rất dễ gây bất ổn xã hội.

Mặc dù, thị trường tín dụng đen thời nào cũng có, chứ không phải bây giờ mới xuất hiện. Khi niềm tin của người dân bị thách thức với thị trường chính thống thì họ sẽ chuyển sang thị trường đen và kích thích thị trường đen phát triển. Vấn đề phải chấn chỉnh thị trường chính thống để tạo lập lại niềm tin cho người dân, chứ không thể bằng biện pháp hành chính để giải quyết được.

Khánh Linh

hangnt

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên