MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có nên quy định trần lãi suất trong Bộ luật Dân sự (sửa đổi)?

20-11-2015 - 15:53 PM | Tài chính - ngân hàng

Vào ngày 24/11 tới, Quốc hội (QH) sẽ thông qua dự thảo Bộ luật Dân sự (BLDS sửa đổi). Một trong những điểm còn gây tranh cãi trong dự thảo BLDS (sửa đổi) là qui định tại Điểm 486 về “trần lãi suất” để xử lý tình trạng cho vay nặng lãi. Nhiều đại biểu (ĐB) là chuyên gia kinh tế tại QH không tán thành điều này.

TS. Cao Sỹ Kiêm
TS. Cao Sỹ Kiêm
Nguyên Thống đốc NHNN
16 bài viết

Hiện điều khoản này vẫn có hai phương án: Một là, quy định trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay; hai là, quy định trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 200% theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố, trừ trường hợp luật khác có liên quan có quy định khác.

TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của QH:

“Không nên quy định trần lãi suất trong BLDS nữa”

Thưa ông, vì sao vẫn phải qui định “trần lãi suất” trong dự thảo BLDS sửa đổi?

Tình hình hiện nay đã có thay đổi. Nếu như trước đây, BLHS quy định tội cho vay nặng lãi trên cơ sở quy định tại BLDS, thì hiện giờ, BLHS đã có quy định riêng về tội này. Chẳng hạn, nếu vay 1 đồng mà lấy lãi cũng 1 đồng tức là cho vay nặng lãi, hay mức thu lãi từ 30 triệu đồng trở lên thì sẽ truy cứu trách nhiệm hình sự. Tôi cho là BLHS quy định như vậy là được, song vẫn cần quy định thêm ở BLDS bởi nó vô hiệu cho những người bị áp lực phải ký những hợp đồng vay quá lớn. Tuy nhiên, loại bỏ chuyện liên quan đến khối ngân hàng, nếu BLHS quy định 100% thì BLDS chỉ nên quy định 20%, tức giảm 5 lần, song cần phải cân nhắc chỗ này vì nó liên quan đến biến động lạm phát. Lạm phát đã 19% rồi thì lãi suất 20% là không có gì nhiều.

Tuy nhiên, nếu vẫn để quy định này tại dự thảo BLDS sửa đổi thì thực tế nó vẫn trói buộc hoạt động chuyên môn của các tổ chức tín dụng và mâu thuẫn với quy định cho phép tự do thỏa thuận về lãi suất của Luật Các tổ chức tín dụng, ông nghĩ sao về vấn đề này?

Đúng như vậy. Cho nên tôi nghĩ là cần cân nhắc không nên quy định điều này vào trong BLDS như một điều kiện trói buộc nữa, bởi nguyên tắc của một hợp đồng là tự nguyện. Nếu vi phạm một điều luật cấm thì hợp đồng đó vô hiệu tuyệt đối. Điều này dẫn tới tình trạng khi cần vay sẵn sàng vay với lãi suất cao, nhưng đến khi trả nợ lại căn cứ luật để làm vô hiệu hóa hợp đồng vay. Do đó, cần phải cân nhắc rất kỹ vấn đề này.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH:

“Qui định về trần lãi suất không còn cơ sở thực tiễn”

BLDS hiện đưa ra hai phương án về cho vay nặng lãi, song giờ phải làm rõ trên thực tế có xử lý được nạn cho vay nặng lãi hay không. Từ nhiều năm nay, Ngân hàng Nhà nước không công bố về vấn đề này chứng tỏ tính thực tiễn của qui định đó không còn nữa. Tuy nhiên, đến giờ lại đề xuất tăng trần lãi suất từ 150% lên 200% thì căn cứ trên cơ sở nào? Do lạm phát hay do cái gì, hay nâng lên thế để tạo điều kiện cho vay vượt quá mức lãi suất cơ bản nhiều? Hơn nữa, trên thực tế liệu có xử lý được không. Như về hình sự, có việc tuyên bố hợp đồng vô hiệu do cho vay vượt? Giải quyết các trưởng hợp đó phải căn cứ trên thực tiễn.

Tôi thấy các ngân hàng phản ánh là có những cá nhân chấp nhận vay nặng lãi để có giao dịch, trong 1 đêm có thể vay nặng lãi rồi trả. Như vậy thì trong nền kinh tế thị trường, tội này có còn phù hợp? Tôi có đặt câu hỏi với Ban soạn thảo là ở các nước họ qui định tội cho vay nặng lãi này như thế nào? Nay ta quy định tội này mà chẳng xử lý được trường hợp nào thì quy định làm gì vì không có thực tiễn. Hay đặt vấn đề là với tội cho vay nặng lãi này, cần phải có cách xử lý khác. Nếu như ở các nước quy định việc lợi dụng yếu thế của một bên trong hợp đồng để trục lợi sẽ bịxử lý, thì ở Việt Nam, trong nền kinh tế thị trường, không cần qui định tội cho vay năng lãi liệu có cần qui định lãi suất cho vay không quá 20% hay không. Cho nên, cái gốc là tội cho vay nặng lãi, Nếu luật không có qui định nữa thì không quá 150% hay 200% cũng không còn có ý nghĩa nữa.

Tôi muốn nói lại là cơ sở nào đặt qui định lãi suất không được quá 20% giá trị tuyệt đối, hay vì sao lại là 200%? Luật là phải hợp lý. Theo tôi, không nên qui định tội này nữa mà nên qui định dưới dạng tội khác và từ đó, ko qui định ở BLDS nữa mà nghiêng về cho vay thỏa thuận dân sự.

TS. Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ĐBQH:

“Phải tiến dần tới thả nổi lãi suất, bỏ hoàn toàn trần lãi suất”

“Trong hoàn cảnh đặc biệt, cơ quan quản lý có thể phải sử dụng công cụ hành chính như trần lãi suất để duy trì trật tự trên thị trường tiền tệ. Tuy nhiên, nếu quy định cứng trong dự thảo là trái với cơ chế thị trường. Đặc biệt là không có cơ sở để tính toán đưa ra một mức cứng là “lãi suất thỏa thuận không được vượt quá 200% theo lãi suất cơ bản” mà cơ quan soạn thảo đưa ra. Tôi không ủng hộ việc đưa trần lãi suất cơ bản vào BLDS áp dụng cho các tổ chức tín dụng mà thay vào đó, cần phải dần tiến tới lãi suất thả nổi,có như vậy thị trường mới có thể cạnh tranh thực sự.

Thủy Tâm

Thanh tra

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên