Đón
đầu mùa kinh doanh, tiêu dùng cuối năm nay, các ngân hàng đang đẩy mạnh
“bơm” vốn cho khách hàng, trong đó có đối tượng khách hàng cá nhân. Lãi
suất cho vay thỏa thuận cũng cạnh tranh hơn so với trước, nhưng tăng
trưởng dư nợ đối với loại hình tín dụng này vẫn khó được cải thiện.
Từ
nay đến hết ngày 11/11/2010, TienPhong Bank Chi nhánh Thăng Long (quận
Cầu Giấy, Hà Nội) triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt với lãi suất
0% trong tháng đầu tiên dành cho khách hàng vay tiêu dùng (mua ô tô, mua
nhà, hoặc sửa nhà…).
Đây được xem là cơ hội cho các cá nhân có nhu cầu
vốn vay cuối năm. SeABank, Eximbank, DongA Bank… hiện cũng áp dụng lãi
suất cho vay thỏa thuận “mềm” hơn so với trước, dao động trong khoảng
14,5-15%/năm đối với khách hàng cá nhân .
OCB
cũng có nhiều sản phẩm tín dụng cá nhân, như cho vay mua và sửa chữa
nhà, cho vay tiêu dùng, sản xuất - kinh doanh, cầm cố chứng khoán niêm
yết và cho vay du học nước ngoài… Mới đây, OCB đưa ra chương trình tín
dụng “Ô tô trong tầm tay” dành cho khách hàng muốn sở hữu ô tô, nhưng
chưa chủ động về mặt tài chính.
Bà
Huỳnh Mai Hoa, quyền Trưởng phòng Phát triển sản phẩm và Dịch vụ khách
hàng cá nhân (OCB) cho biết, tùy loại tài sản đảm bảo, số tiền cho vay
có thể lên đến 100% giá trị xe với thời gian vay tối đa 60 tháng. OCB
không thu phí trả nợ trước hạn, không thu bất kỳ một loại phí thẩm định,
phí quản lý nào, thay vì khách hàng phải trả mức phí phạt 0,2% trên dư
nợ.
Với
sản phẩm dịch vụ vay tiền qua ACB Online, vốn sẽ được giải ngân sau 1
phút. Các khách hàng có thể dùng tài khoản tiền gửi có kỳ hạn này để vay
cầm cố số dư tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, hoặc vay thấu chi đảm bảo
bằng số dư tài khoản tiền gửi có kỳ hạn và được giải ngân ngay vào tài
khoản tiền gửi thanh toán của mình.
Phó
tổng giám đốc, kiêm Giám đốc Khối khách hàng cá nhân ACB, ông Bùi Tấn
Tài cho biết, lãi suất cho vay thỏa thuận áp dụng đối với chương trình
trên giảm khoảng 0,4% so với chi phí lãi vay cá nhân thông thường, tức
chỉ trên dưới 13%/năm.
Đây được xem là mức lãi suất cạnh tranh trên thị
trường hiện nay. Tuy nhiên, số tiền vay phải nhỏ hơn số dư có trong tài
khoản tiền gửi có kỳ hạn mà khách hàng dùng để cầm cố số dư hay dùng để
đảm bảo cho việc vay thấu chi tại ACB.
Thế
nhưng, ông Tài cũng thừa nhận, tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân trong
9 tháng qua không được như cùng kỳ năm trước. Hiện nhu cầu vốn của
khách hàng cá nhân có dấu hiệu được cải thiện, song khó tăng đột biến,
vì với mức lãi suất hiện nay, khách hàng vẫn ngại tiếp cận vốn, dù lãi
suất thỏa thuận đã giảm hơn trước.
Còn
theo ông Đàm Thế Thái, Phó tổng giám đốc Khối khách hàng cá nhân
HDBank, nhu cầu vốn của khách hàng cá nhân trong quý IV/2010 bắt đầu có
chiều hướng tối. Hiện dư nợ của khối khách hàng cá nhân tại HDBank chiếm
khoảng 40% tổng dư nợ, trong đó, dư nợ cho vay mua, sửa chữa nhà dưới
dạng trả góp chiếm khoảng 50% tổng dư nợ khối khách hàng cá nhân.
Thế
nhưng, với quy định hệ số an toàn rủi ro đối với cho vay cầm cố chứng
khoán và kinh doanh bất động sản (theo quy định mới tại Thông tư
13/2010/TT - NHNN) áp dụng tỷ lệ lên đến 250% đã phần nào hạn chế dư nợ
của khối cá nhân.
Ông Thái cho biết, với khách hàng cá nhân, HDBank ưu
tiên tập trung phát triển cho vay tiêu dùng như: mua nhà để ở, sửa chữa
nhà, thấu chi, cho vay tiêu dùng tín chấp; cho vay sản xuất, kinh doanh.
Còn với cho vay cầm cố chứng khoán, HDBank chỉ cung ứng vốn cho một số
đối tượng khách hàng nhất định, có chọn lọc.
Về
nhu cầu vốn của khách hàng cá nhân dịp cuối năm, ông Thái cho rằng, khả
năng sẽ tăng mạnh cả về vốn tiêu dùng và sản xuất, kinh doanh. Tuy
nhiên, dù lãi suất đã hạ hơn so với trước, nhưng với mặt bằng lãi suất
cho vay thỏa thuận hiện nay, khách hàng cá nhân vẫn ngại tiếp cận vốn
vay.
Theo Vân Linh
Báo Đầu tư