MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lợi nhuận ngân hàng quý II sẽ khởi sắc?

05-07-2015 - 09:21 AM | Tài chính - ngân hàng

"Hoàn toàn có cơ sở để tin rằng kết quả kinh doanh quý II của ngân hàng sẽ có sự chuyển biến, tuy nhiên mức độ tùy thuộc vào từng ngân hàng, thậm chí vẫn sẽ có một số ngân hàng không có kết quả khả quan vì phải trích lập thêm dự phòng nợ xấu theo các quy định chặt chẽ vừa được ban hành hồi đầu năm", VDSC nhận định.

Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm đạt mức khả quan, 6,28% so với con số 2,03% của năm 2014, niềm tin tiêu dùng bền vững cộng với sự phục hồi của khu vực sản xuất tư nhân là một trong những dấu hiệu nền tảng cho sự kỳ vọng vào kết quả kinh doanh của khối ngân hàng.

Nguồn: VDSC.

Đối với khả năng hoàn nhập dự phòng đột biến, chuyên viên phân tích VDSC cho rằng khó có khả năng. Tuy nhiên, nếu việc đó xảy ra, nhà đầu tư nên nhìn đó là khoản lợi nhuận bất thường và tính toán lợi ích mà mỗi cổ phần được hưởng thay vì tô hồng chỉ số EPS.

Trong dài hạn, khi xem xét kết quả kinh doanh quý I/2015 của 9 ngân hàng niêm yết, VDSC nhận thấy tỷ lệ chi phí hoạt động đã liên tục sụt giảm. Điều này cho thấy trong giai đoạn vừa qua, các ngân hàng đã tập trung cải thiện hiệu quả hoạt động và chất lượng tài sản. Bên cạnh đó, tỷ lệ thu nhập hoạt động/tổng tài sản đã có dấu hiệu tạo đáy mang đến kỳ vọng về sự phục hồi kết quả kinh doanh của các ngân hàng.

Nguồn: VDSC.

Ngoài ra, từ năm 2016, VAMC sẽ tập trung vào việc giải quyết các khoản nợ xấu có thể sẽ mang lại khoản hoàn nhập dự phòng cho các ngân hàng (tính đến hết tháng 5/2015, VAMC chỉ mới thu về khoảng 8.670 tỷ đồng thông qua xử lý tài sản đảm bảo và thu hồi nợ).

Tính đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) công bố kết quả lợi nhuận 6 tháng đầu năm đạt 342 tỷ đồng, đạt 55% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Như vậy, trong 3 năm, TPBank đã bù đắp được toàn bộ số lỗ lũy kế trong quá khứ và đã có lợi nhuận thực dương, sớm hơn 1 năm so với dự kiến.

 

 

Theo Hồng Hải

Bizllive, VDSC

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên