MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một số ngân hàng có thể phải điều chỉnh kế hoạch chi trả cổ tức

07-04-2015 - 15:06 PM | Tài chính - ngân hàng

Theo HSC, có vẻ sẽ có thêm một số ngân hàng niêm yết chịu ảnh hưởng của quy định về trần tỷ lệ lợi nhuận dùng để chi trả cổ tức.

Nội dung nổi bật

Theo công ty chứng khoán HSC:

-Dường như NHNN sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn trong tỷ lệ chi trả cổ tức của các ngân hàng.

-Việc áp trần cổ tức 9%, tác động sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố: chỉ hạn chế cổ tức bằng tiền mặt hay cả cổ phiếu; và có hay không mục đích của NHNN là để kiểm soát khả năng rút vốn của các cổ đông lớn

- Quy định về trần tỷ lệ lợi nhuận dùng để chi trả cổ tức của NHNN sẽ khiến một số ngân hàng phải điều chỉnh kế hoạch chi trả cổ tức

-Quy định áp trần tỷ lệ chi trả cổ tức ở một vài ngân hàng sẽ giúp ngân hàng giữ lại vốn và tăng khả năng trích lập dự phòng


Theo bản tin chứng khoán ngày 6/4 của Công ty cổ phần chứng khoán TPHCM (HSC), kể từ năm 2015, dường như có khả năng là NHNN chặt chẽ hơn trong việc kiểm soát tỷ lệ chi trả cổ tức trong ngành ngân hàng (NH).

Gần đây, báo chí đưa tin có thể NHNN sẽ áp trần tỷ lệ chi trả cố tức cho ngành ngân hàng (tính theo % của mệnh giá). Thêm nữa, có thể chính sách cổ tức của mỗi ngân hàng sẽ có thể phụ thuộc vào chấp nhuận của NHNN sau khi đã xem xét kỹ lưỡng chất lượng tài sản thật và kết quả kinh doanh. Có nghĩa là các NH yếu kém với tỷ lệ nợ xấu cao hoặc những NH đang trong quá trình tái cấu trúc sẽ không được phép trả cổ tức.

HSC cho rằng, tỷ lệ cổ tức của mỗi ngân hàng sẽ được NHNN thông qua cuối cùng dựa theo từng trường hợp. Chưa có gì được xác nhận một cách chính thống, tuy nhiên sự tồn tại của việc này dường như là có thật thể hiện qua ĐHCĐ của một số ngân hàng trong thời gian vừa qua.

Ví dụ trong ĐHCĐ của VIB tuần trước, HĐQT cho biết rằng ban đầu họ dự định tỷ lệ chia cổ tức là 11% bằng tiền mặt. Tuy nhiên, NHNN đã đưa ra một văn bản chấp thuận tỷ lệ chi trả cổ tức tối đa trong trường hợp này là 9% mệnh giá, và 2% còn lại được đưa vào quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ. Tương tự như trường hợp của NH Liên Việt, NHNN chấp thuận cho NH này trả cổ tức 6% thay vì 10% như đã thông qua trong ĐHCĐ của năm trước. Trong khi ACB cũng dự định chia cổ tức 7% tiền mặt cho năm 2014 so với mức 9% đã được thông qua trong ĐHCĐ năm trước.

Tỷ lệ chi trả cổ tức của các ngân hàng trong 4 năm gần đây (nguồn: HSC)

Bảng trên đây cho thấy tỷ lệ chi trả cổ tức của các ngân hàng niêm yết trong vài năm gần đây. Và sẽ là cần thiết để xem tác động của chính sách này lên chính sách cổ tức của các ngân hàng. Nếu ví dụ như tỷ lệ áp trần là 9%, tác động sẽ phụ thuộc vào một vài nhân tố. HSC đưa ra hai nhận định:

Thứ nhất, NHNN chưa ra bất cứ thông tin chính thức nào nên chi tiết khá là hạn chế. Do chưa có bất kỳ văn bản chính thức hoặc phát ngôn chính thức từ NHNN, nên vẫn chưa rõ ràng việc kiểm soát chi trả cổ tức chặt chẽ hơn này chỉ áp dụng cho cổ tức bằng tiền mặt, hay sẽ bao gồm cả cổ tức bằng cổ phiếu, và nguồn tin chủ yếu đến từ các NH đang xin chấp thuận của NHNN cho chính sách cổ tức 2014 được trả vào năm 2015.

Thứ hai, thoạt nhìn việc trả cổ tức bằng cổ phiếu có thể được coi là tương đương với động thái củng cố nguồn vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên ở đây vẫn có những khác biệt – việc trả cổ tức bằng cổ phiếu nói chung có tác động làm tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên nếu một trong những mục đích của NHNN là để kiểm soát khả năng rút vốn của các cổ đông lớn, thì cơ quan này có lẽ sẽ kiểm soát chặt cả việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu vì các cổ đông lớn có thể bán cổ phần (mặc dù sau này NHNN vẫn có thể đương nhiên hạn chế việc bán cổ phần).

Thậm chí, theo HSC, một số ngân hàng niêm yết có thể sẽ phải điều chỉnh kế hoạch trả cổ tức, song do thiếu các chi tiết và thông tin quan trọng nên hiện khó có thể đưa ra một kết luận chắc chắn. Cho dù vậy, qua trường hợp ACB, có vẻ sẽ có thêm một số ngân hàng niêm yết chịu ảnh hưởng của quy định về trần tỷ lệ lợi nhuận dùng để chi trả cổ tức. Chẳng hạn trong số các ngân hàng niêm yết, VCB và CTG có kế hoạch trả cổ tức 2014 khá cao. Và vấn đề ở đây là VCB có tình hình tài chính và KQKD tốt nên sẽ được ưu tiên hơn so với các ngân hàng có tình hình tài chính và KQKD kém hơn. Và 4 ngân hàng là VCB; CTG; STB và MBB đều có vẻ có kế hoạch trả cổ tức với tỷ lệ trên lợi nhuận cao. Trên thực tế, những ngân hàng này nhiều khả năng sẽ được áp dụng tỷ lệ lợi nhuận chi trả cổ tức không giống nhau dựa trên sự đánh giá của NHNN đối với tình hình tài chính của từng ngân hàng. Do đó có khả năng một số ngân hàng niêm yết sẽ phải điều chỉnh kế hoạch cổ tức.

NHNN đang quyết liệt đẩy mạnh tái cơ cấu ngành ngân hàng trong năm nay. Nói cách khác, HSC cho rằng NHNN đang xây dựng một công thức để tính trần tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức cho từng ngân hàng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau (trong đó rõ ràng sẽ gồm tiêu chí về hệ số an toàn tài chính và tỷ lệ nợ xấu (NPL) thực tế ước tính).

Từ đầu năm đến nay có một diễn biến đáng chú ý là NHNN đã có thể xác định tỷ lệ NPL thực một cách khá chính xác cho từng ngân hàng. Và có vẻ tỷ lệ NPL thực này sẽ được dùng để làm định hướng cho nhiều động thái của NHNN trong năm nay gồm (1) xác định mục tiêu bán nợ xấu cho VAMC của từng ngân hàng (2) kế hoạch rõ ràng để mỗi ngân hàng đạt được tỷ lệ NPL 3% đến cuối Q3 và (3) xác định trần tỷ lệ lợi nhuận chi trả cổ tức như trên đây. Điều này cho thấy NHNN đã có những động thái quyết liệt hơn trước đây.

HSC đồng thời đưa ra nhận định, quy định áp trần tỷ lệ chi trả cổ tức ở một vài ngân hàng sẽ giúp ngân hàng giữ lại vốn và tăng khả năng trích lập dự phòng. Cho đến nay, chính sách cổ tức của các ngân hàng được HĐQT và các cổ đông quyết định tại ĐHCĐTN cùng với kế hoạch kinh doanh. Hiện giả định trần tỷ lệ lợi nhuận dùng để chi trả cổ tức sẽ thực sự được áp dụng, thì có thể nói NHNN đang sử dụng một công cụ nữa nhằm đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng trong năm nay.

Mục đích của việc áp trần tỷ lệ lợi nhuận dùng để chi trả cổ tức cho từng ngân hàng là (1) buộc các ngân hàng phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm nâng tỷ lệ lợi nhuận cho trích lập dự phòng và/hoặc nâng cao vốn chủ sở hữu; (2) tránh khánh khả năng rút vốn tại một số ngân hàng yếu kém có tỷ lệ NPL cao.

Từ quan điểm của các NĐT tài chính thì đây có thể coi là một động thái tích cực vì điều này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu thông qua tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại nhằm tăng cường hoạt động trích lập dự phòng. Trong khi đó với sự linh hoạt nhất định trong việc áp trần tỷ lệ cổ tức, cổ đông của các NH mạnh khỏe hơn có thể được chia cổ tức cao hơn trong khi hạn chế cổ đông các ngân hàng yếu kém lợi dụng việc trả cổ tức để rút vốn.

 

Ngọc Toàn

PV

HSC

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên