MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngân hàng yếu kém Việt Nam chưa đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư ngoại

20-07-2015 - 20:53 PM | Tài chính - ngân hàng

Sau một năm chậm chạp, tiến trình cải cách quá trình hợp nhất ngành ngân hàng đã được đẩy nhanh hơn trong 6 tháng đầu năm 2015,

Thông tin này được Ngân hàng Thế giới – World Bank đề cập trong báo cáo “Cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam” vừa được công bố ngày 20/7.

Ngân hàng Thế giới cho rằng, mặc dù một số ngân hàng tham gia các thương vụ gần đây có vốn đầu tư nước ngoài, không có giao dịch nào có sự tham gia trực tiếp của ngân hàng nước ngoài.

Theo World Bank, thực tế này có khả năng là kết quả của nhiều yếu tố như chưa có ngân hàng trong nước nào đủ hấp dẫn và cơ chế pháp hỗ trợ.

"Dù tỷ lệ trần sở hữu nước ngoài vẫn không đổi 30% (theo đúng cam kết của của Việt Nam với WTO), Nghị định số 01 ban hành tháng 1/2014 cho phép tỷ lệ tham gia vốn chủ sở hữu của nước ngoài cao hơn một số trường hợp đặc biệt nếu được phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ".

Bên cạnh việc đem lại thêm vốn, sự tham gia của nhà đầu tư ngoại trong các hoạt động M&A còn có thể hỗ trợ tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, quản lý và minh bạch ở các tổ chức liên quan.

Tuy nhiên, tổ chức này lấy làm tiếc khi đến nay vẫn chưa có nhà đầu tư nước ngoài thực sự quan tâm tới các ngân hàng yếu kém của Việt Nam.

Mục tiêu năm 2017 giảm còn 15 -17 ngân hàng vẫn là một thách thức

Về tiến trình cải cách lĩnh vực ngân hàng, sau một năm chậm chạp, tiến trình cải cách quá trình hợp nhất ngành ngân hàng đã được đẩy nhanh hơn trong 6 tháng đầu năm 2015, đặc biệt là về hợp nhất ngân hàng.

Khác với những năm trước, khi quá trình hợp nhất chủ yếu liên quan đến sáp nhập các ngân hàng nhỏ (và hoạt động yếu kém hơn) thì năm nay chứng kiến nhiều thương vụ mua lại các ngân hàng nhỏ hơn của các ngân hàng thương mại quốc doanh lớn bao gồm các thương vụ giữa BIDV với MHB, Vietinbank và PGBank, sắp tới là giữa Vietcombank và SaigonBank.

Hơn thế nữa, thay vì cho phép các ngân hàng yếu kém tuyên bố phá sản, Ngân hàng Nhà nước đã tiếp quản nhiều ngân hàng nhỏ và bổ nhiệm lãnh đạo điều hành có kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại quốc doanh vào vị trí chủ chốt để thúc đẩy chuyển đổi vận hành, chẳng hạn như VNCB vào tháng 2, OceanBank vào tháng 4 (và GP.Bank vào tháng 7 - pv).

Ngoài ra, còn một số ít thương vụ sáp nhập giữa các ngân hàng thương mại cổ phần mạnh hơn (như thương vụ sáp nhập giữa Sacombank với Southern Bank, Maritime Bank và MDB).

Đa số nếu không nói là tất cả các thương vụ M&A đều được các cơ quan điều tiết hỗ trợ nhằm mục tiêu hợp nhất hệ thống ngân hàng và giải quyết tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng, theo đó giảm một số rủi ro mang tính hệ thống.

“Mặc dù gia tăng số lượng M&A nhưng mục tiêu giảm tổng số lượng thương vụ M&A nhưng mục tiêu giảm số lượng ngân hàng thương mại xuống còn 15 – 17 ngân hàng vào năm 2017 vẫn là một thách thức” – World Bank nhấn mạnh.

 

 

Khánh Nhi

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên