MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phá giá VND: Gánh nặng nợ công có đáng sợ như dự báo?

05-05-2015 - 14:50 PM | Tài chính - ngân hàng

“Các khoản vay bên ngoài không là vấn đề lo ngại chính của Việt Nam vì hầu hết các khoản nợ có thể được gia hạn. Ngay cả khi tiền đồng yếu hơn sẽ tạo ra một gánh nặng lớn về việc thanh toán các chi phí lãi vay bằng đồng VND thì số tiền vẫn còn khá nhỏ”

Vấn đề này được nhóm nghiên cứu của HSBC đưa ra phân tích trong bản báo cáo về tình hình kinh tế vĩ mô tháng 4 của Việt Nam.

Hầu hết các khoản nợ bên ngoài của Chính phủ là vay ưu đãi và lãi suất thấp

Bình luận về việc đồng VND tăng giá so với USD, tổ chức này có đề cập: Một trong những tranh luận chính của NHNN chống lại việc giảm giá tiền đồng là gánh nặng nợ tiếp tục tăng bắt nguồn từ việc đồng VND yếu so với đô la Mỹ.

Các khoản nợ bên ngoài của Việt Nam đã tăng gần mức 70 tỷ USD vào cuối năm 2013.

Tuy nhiên, theo HSBC hầu hết các khoản nợ bên ngoài của Chính phủ đều là những khoản vay ưu đãi và gần một nửa hưởng mức lãi suất thấp hơn 1% (nguồn: Bộ Tài chính). Hiện các khoản nợ bên ngoài là một phần của GDP ở mức ổn định dưới 40% GDP và một nửa là các khoản vay ưu đãi. Điều đó có nghĩa là gì?

Các khoản vay bên ngoài không là vấn đề lo ngại chính của Việt Nam vì hầu hết các khoản nợ có thể được gia hạn. Ngay cả khi tiền đồng yếu hơn sẽ tạo ra một gánh nặng lớn về việc thanh toán các chi phí lãi vay bằng đồng VND thì số tiền vẫn còn khá nhỏ” – HSBC khẳng định.

Tổ chức này lấy ví dụ trong năm 2013, Việt Nam đã trả 0,5 tỷ đô la Mỹ thanh toán chi phí lãi cho các khoản vay nước ngoài của Chính phủ. Trong khi đó, Chính phủ thanh toán chi phí lãi vay trong nước lại ở mức 2,3 tỷ USD (nguồn: Bộ Tài chính).

VND yếu hơn sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng, làm nhẹ bớt một số gánh nặng nợ trong nước

Theo HSBC gánh nặng nợ trong nước đang tăng cả công lẫn tư. Chính phủ đang muốn giảm thâm hụt tài chính trong năm nay còn 5% GDP. Con số này được đưa ra dựa trên giả định tăng trưởng GDP danh nghĩa 14%.

“Nếu như áp lực giá cả giảm, GDP thực tế phải tăng hơn 10% để đạt mức tăng trưởng danh nghĩa 14%”.

Trong khi đó, doanh thu tài chính còn yếu sẽ suy giảm đều đặn tỷ lệ doanh thu trên GDP. Trong khi tiêu dùng cũng chậm lại, thanh toán chi phí lãi vay cao hơn và chi tiêu cho chi phí quản lý và xã hội vẫn còn lớn sẽ tiếp tục đè nặng lên ngân sách.

Chính phủ dự báo mức thâm hụt ngân sách sẽ là 226.000 tỷ VND, mà theo đó Bộ Tài chính đã điều chỉnh các nhu cầu tài chính đạt mức 250.000 tỷ VND trong năm 2015.

Bản báo cáo đưa ra giả định, nếu như nền kinh tế tăng trưởng GDP danh nghĩa 14% thì sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách ở mức 5,6%. Và giả sử tăng trưởng GDP danh nghĩa 10%, thì thâm hụt ngân sách sẽ ở mức 5,8% GDP, gần với mức dự báo 6% của HSBC đưa ra.

Gánh nặng nợ công trong nước chính vì vậy, sẽ tăng nhanh hơn và gần hơn mức giới hạn 65% của Chính phủ.

Theo HSBC, Chính phủ không có cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng GDP danh nghĩa nhanh hơn. Điều này đòi hỏi NHNN phải giảm giá đồng nội tệ và/hay cắt lãi suất để hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam cạnh tranh hơn và không khuyến khích tăng trưởng nhập khẩu.

>>> USD ngân hàng tiếp tục tăng tốc lên 21.670 đồng

Khánh Nhi

Hạnh Lệ

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên