MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Phát triển bền vững tín dụng nhà nước

19-02-2008 - 14:43 PM | Tài chính - ngân hàng

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) dự kiến sẽ cung cấp 140.000 - 150.000 tỷ đồng cho nền kinh tế trong 3 năm 2008 - 2010

Dự kiến trên sẽ nâng tổng vốn tín dụng nhà nước (TDNN) đầu tư cho nền kinh tế trong giai đoạn 2006 - 2010 lên 200.000 tỷ đồng, tăng 60% so với giai đoạn 2001 - 2005.

Năm 2008, VDB dự kiến sẽ giải ngân 40.000 tỷ đồng vốn TDNN. Số vốn này mặc dù tăng 6.200 tỷ đồng so với kế hoạch năm 2007, nhưng so với dự kiến ban đầu lại giảm 5.000 tỷ đồng.

Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 2008 - 2010 có thể đạt trên 9%/năm và giai đoạn 2011 - 2020 có thể đạt trên 10%/năm. Mục tiêu này rất cao và nhiều khả năng chúng ta có thể thực hiện được, nhưng quan trọng hơn là phải chuyển đổi được cơ cấu kinh tế, phải bảo đảm được nguyên, nhiên liệu đầu vào cho nền kinh tế...

Chỉ có như vậy, Việt Nam mới thực hiện được mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Đây chính là nhiệm vụ trọng tâm của VDB, vì đầu tư vào ngành này cần nhiều vốn, thời gian thu hồi vốn đầu tư lâu, lãi thấp nên các thành phần kinh tế khác không muốn tham gia

TDNN có trách nhiệm nâng đỡ những ngành, lĩnh vực, vùng, miền cần khuyến khích đầu tư, tạo điều kiện kéo theo sự phát triển kinh tế - xã hội của những vùng, miền có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Thay vì thực hiện theo kế hoạch được giao, nay cần căn cứ vào danh mục đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước để lập ra kế hoạch đầu tư, miễn sao đầu tư đúng mục đích, đúng quy định và bảo đảm thu hồi vốn.

Doanh nghiệp trong nước đang đẩy mạnh đầu tư sang Lào, Campuchia, các nước Mỹ La-tinh, châu Phi... nên trong tương lai gần, VDB phải phát triển theo hướng như một ngân hàng xuất - nhập khẩu, theo đó, không chỉ cung cấp tín dụng cho người bán (doanh nghiệp trong nước), mà còn tiến tới cung cấp cả tín dụng cho người mua (doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài).

Mặc dù nguồn vốn TDNN đã được điều chỉnh giảm, nhưng để tránh tình trạng nguồn vốn này bị ứ đọng như những năm trước đây, ông Nguyễn Quang Dũng, Tổng giám đốc VDB cho biết, năm 2008, VDB dự kiến tập trung ưu tiên bố trí vốn cho các dự án chuyển tiếp, đặc biệt là các dự án trọng điểm.

Để triển khai kế hoạch năm 2008, VDB đã làm việc với các tổng công ty, chủ đầu tư, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thống nhất giải ngân cho các dự án chuyển tiếp và các dự án dự kiến đầu tư mới. Tính đến đầu năm 2008, đã có 800 dự án đăng ký vay vốn, với tổng vốn đăng ký lên đến 17.000 tỷ đồng (chưa kể Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với số vốn vay dự kiến lên đến 500 triệu USD).
 
Theo Mạnh Bôn
KT & ĐT

tramy

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên