[Trực tiếp]: Xét xử Bầu Kiên chiều 21/5
Bầu Kiên tiếp tục đề nghị triệu tập đại diện VCCI và mời bà Phạm Chi Lan làm nhân chứng trả lời vì tất cả các cơ quan mà Tòa đã hỏi đều không đủ thẩm quyền để trả lời về vấn đề của ông.
- 21-05-2014Bầu Kiên: Là bạn bè thân thiết mới bán cổ phiếu cho chủ tịch Hòa Phát
- 21-05-2014Bầu Kiên: “Tôi không kinh doanh vàng mà đầu tư vào giá vàng”
- 21-05-2014[Trực tiếp] Xử bầu Kiên sáng 21/5: Chủ tịch Hòa Phát nói không biết cổ phiếu đã được thế chấp
Nội dung phiên tòa xét xử bầu Kiên và đồng phạm sáng 21/5
Lúc 14h00 chiều 21/5/2014, phiên tòa xét xử bầu Kiên tiếp tục.
Tòa xét hỏi ông Kiên về hoạt động kinh doanh và đầu tư của công ty ACBI.
Ông Kiên trích luật doanh nghiệp và luật doanh nghiệp sửa đổi chứng minh rằng từ năm 90 đến nay không có doanh nghiệp nào đăng ký kinh doanh tài chính. Các DN của ông Kiên vẫn làm đúng theo ngành nghề đăng ký, các hoạt động mua bán cổ phiếu là hoạt động góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác.
Để làm rõ việc mua bán cổ phiếu của các công ty này có phải là kinh doanh trái phép hay không, tòa đã hỏi ý kiến của những người thuộc các cơ quan liên quan.
Theo Chủ tọa, năm 2014, Sở kế hoạch thành phố Hồ Chí Minh có văn bản trả lời rằng việc đăng ký ngành nghề kinh doanh thực hiện theo NĐ số 5/2013 ngày 9/1/2013 của CP và thông tư 01 Bộ KHĐT quy định tổ chức cá nhân có quyền mua cổ phần của CTCP, góp vốn vào công ty TNHH, công ty hợp danh. Việc kinh doanh chứng khoán thực hiện theo luật chứng khoán.
Hỏi ý kiến Chuyên viên phòng đăng ký kinh doanh của sở KHĐT Hồ Chí Minh có mặt tại tòa, ông này cho biết theo Điều 9 Luật DN: “DN chỉ được phép kinh doanh trong ngành nghề đã đăng ký”. Còn việc góp vốn đầu tư vào DN khác là việc bình thường. Chỉ khi nào hoạt động đầu tư cổ phiếu là ngành nghề kinh doanh thì phải đăng ký kinh doanh.
Phó trưởng phòng ĐKKD của Sở kế hoạch Đầu tư Hà Nội trả lời: kinh doanh và đầu tư là quyền của DN. DN được kinh doanh các ngành mà pháp luật không cấm nhưng phải hiện thực hóa quyền này bằng việc đăng ký ngành nghề kinh doanh. Đồng thời DN có nghĩa vụ hoạt động theo đúng ngành đã đăng ký.
Theo quan điểm của ông này, câu hỏi “việc góp vốn đầu tư của các công ty của ông Kiên có phải là một ngành nghề hay không” thì thuộc trách nhiệm của Bộ KHĐT, Bộ tài chính, việc phân mã ngành nghề xin hỏi Tổng cục thống kê.
Phó phòng ĐKKD của Bộ KHĐT trả lời: Công văn về việc đầu tư góp vốn kinh doanh cổ phần là do phòng tôi soạn thảo. Tại công văn số 2484, khi nhận được phân công của lãnh đạo Bộ, chúng tôi có văn bản hỏi Tổng cục thống kê và xếp mã hoạt động này. Việc xếp mã này chỉ có tác dụng trong công tác thống kê. Việc xác định hoạt động này có phải là ngành nghề kinh doanh không sẽ xác định việc DN có phải đăng ký kinh doanh không. Nhưng tôi xin phép không trả lời về câu hỏi này vì không thuộc thẩm quyền của tôi mà thuộc các cơ quan chuyên ngành thuộc Bộ Tài chính.
Tòa chuyển sang hỏi ông Kiên về hoạt động kinh doanh của Công ty Thiên Nam. Theo điều lệ, việc kinh doanh là thẩm quyền của Tổng giám đốc. HĐQT chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của công ty. Ông Trung (TGĐ công ty Thiên Nam) đã ký các phiếu lệnh giao dịch vàng và thực hiện hợp đồng rồi báo cáo với Kiên. Việc giao dịch được thực hiện với tư cách pháp nhân chứ không phải cá nhân.
Theo yêu cầu của ACB, việc giao dịch qua điện thoại phải được ủy quyền của HĐQT. Trước khi đặt lệnh mua vàng, ông Trung đã ký 1 hợp đồng với ACB về giao dịch vàng trạng thái. Ông Kiên đề nghị tòa cho cầm 1 phiếu lệnh giao dịch vàng để “chỉ cho rõ” nhưng tòa không đồng ý.
Xét hỏi Lý Xuân Hải – nguyên TGĐ của ACB:
Chiều 21/5, tòa án xét hỏi Lý Xuân Hải, nguyen Tổng giám đốc Ngân hàng ACB.
Ông Hải xác nhận việc VietBank ủy quyền cho ACB thực hiện giao dịch vàng trạng thái. Công ty Thiên Nam thừa kế các nghĩa vụ và quyền lợi từ VietBank thì tuân thủ theo quy định của các cơ quan trong lãnh thổ Việt Nam. ACB là đơn vị kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài thì tuân thủ các quy định của quốc tế. “Việc kinh doanh giá vàng” theo từ chuyên môn là “kinh doanh vàng trạng thái”, không thực hiện chuyển giao vàng vật chất.
ACB kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài và tạo ra các sản phẩm phái sinh để các nhà đầu tư trong nước kinh doanh.
“Kinh doanh giá vàng không phải là kinh doanh vàng vật chất” – ông Hải nêu quan điểm.
Tòa hỏi ý kiến đại diện cho Ngân hàng nhà nước nhưng đại diện này không có mặt.
Ông Kiên giơ tay xin phát biểu.
Theo lời ông Kiên, việc thỏa thuận chuyển giao quyền và nghĩa vụ giữa Thiên Nam, ACB, VietBank không được ông Trung báo cáo HĐQT nhưng ông Kiên biết. Ông Trung là người đặt lệnh và ký tất cả các lệnh.
Ông Kiên dẫn NĐ 174 quy định về hoạt động kinh doanh vàng để chứng minh việc “Kinh doanh giá vàng” không phải là kinh doanh vàng vật chất. Không phải bây giờ tôi mới nói điều này mà trong tất cả các lời khai của tôi từ trước đến nay đều nhất quán. Tôi chịu trách nhiệm về tất cả những lời khai trong bản cung” – ông Kiên khẳng định.
Ông Kiên nói:
“Tôi đề nghị triệu tập thêm đại diện của VCCI và chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan với tư cách nhân chứng. Vấn đề này không chỉ liên quan đến Nguyễn Đức Kiên mà đến hàng trăm doanh nghiệp Việt Nam. Tất cả các cơ quan mà Tòa đã hỏi đều không đủ thẩm quyền để trả lời về vấn đề này.”
Chủ tòa vẫn giữ quan điểm sẽ xem xét sau, ngày mai sẽ triệu tập đại diện Bộ KHĐT, NHNN để trả lời.
Tòa hỏi Bầu Kiên tại sao ông Trung không đặt nhận dạng giọng nói của mình tại ACB mà lại dùng giọng của ông Kiên để nhận dạng, ông Kiên trả lời rằng “nhận dạng giọng nói qua điện thoại là một việc vô cùng khó khăn”, nhưng riêng giọng nói của ông thì:“Giọng nói của tôi, 20 năm nay nhân viên ACB đã được nghe. Tất cả các nhân viên đều có thể nhận ra giọng của tôi.”
Ông Kiên đề nghị hỏi các nhân viên ACB đã giao dịch với Thiên Nam, còn cá nhân ông Kiên chưa từng cầm một phiếu lệnh nào để đặt lệnh.
16h00: Tòa nghỉ, sáng 22/5 tiếp tục xử
Xem thêm:
Nội dung phiên tòa xét xử bầu Kiên và đồng phạm sáng 21/5
Nội dung phiên tòa xử bầu Kiên chiều 20/5
Nội dung phiên tòa xử bầu Kiên sáng 20/5