VAMC có thể chỉ xử lý được 20 – 30% nợ xấu trong năm 2013
24 TCTD có nợ xấu từ 3% trở lên hiện vẫn chưa rõ danh tính. Trong số các ngân hàng niêm yết, tính đến cuối quý 1, chỉ có Vietcombank công bố nợ xấu 3,2%, các ngân hàng khác đều dưới ngưỡng 3%.
- 23-05-2013Điểm danh các ngân hàng có nợ xấu từ 3% trở lên
- 05-07-2013Sắp đi vào hoạt động, 2 quy chế quan trọng của VAMC vẫn đang...soạn thảo
Trước ngày Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Vietnam Asset Management Company – VAMC) đi vào hoạt động (ngày 9/7), Công ty CP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đã có báo cáo về VAMC.
Theo VCSC, hiện đã có khá nhiều thông tin cơ bản về VAMC, tuy nhiên câu hỏi đặt ra là VAMC sẽ hoạt động hiệu quả đến đâu trong việc xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng.
Tính đến tháng 4/2013, tỷ lệ nợ xấu do các ngân hàng
công bố tăng lên ở mức 4,67% so với mức 4,08% vào cuối năm 2012. Tuy nhiên, tỷ
lệ nợ xấu thực sự tại các ngân hàng vẫn là con số “bí ẩn”. Cuối năm 2012, NHNN công
bố tỷ lệ nợ xấu là 8,8% trong khi tỷ lệ này do các ngân hàng công bố chỉ ở mức
hơn 4%, bằng một nửa con số của NHNN. Nhìn chung, nhiều ý kiến cho rằng mức nợ
xấu vào khoảng 18%-20% trên tổng dư nợ nếu được tính đầy đủ hơn và bao gồm cả
các khoản nợ xấu liên quan đến Vinashin và Vinalines.
Trong năm 2013, NHNN dự kiến VAMC sẽ xử lý khoảng 80.000-100.000 tỷ đồng nợ xấu
(khoảng 4-5 tỷ USD, tương đương 60%-70% tổng nợ xấu) với tỷ lệ thu hồi ước đạt 20%-40%.
Tuy nhiên VCSC đánh giá, kế hoạch xử lý 60-70% nợ xấu dường như quá cao cho 6
tháng còn lại của năm 2013. Công ty này nhận định VAMC có khả năng sẽ bắt đầu
mua lại nợ xấu trong năm 2013, nhưng có thể sẽ chỉ xử lý khoảng 20%-30% tổng
giá trị nợ xấu thông qua việc phát hành trái phiếu đặc biệt hoặc mua nợ xấu tại
giá thị trường.
VCSC đồng thời đánh giá, sẽ có một số khó khăn có thể ảnh hưởng tới tính hiệu quả hoạt động của VAMC như việc đánh giá và phân loại nợ xấu của các ngân hàng hiện nay chưa minh bạch, đầy đủ; thị trường vốn, thị trường mua bán nợ xấu chưa thực sự hiệu quả; chưa có cam kết hay kế hoạch hỗ trợ tài chính trực tiếp từ Chính phủ cho VAMC; khả năng thiếu nhân sự cấp cao và chuyên gia kinh nghiệm để điều hành công ty xử lý nợ; nguy cơ từ lợi ích nhóm hiện hữu trong hệ thống ngân hàng.
Bên cạnh đó, các ngân hàng hiện đang có ý kiến cho rằng VAMC đã đưa ra những yêu cầu khá khắt khe. Chẳng hạn, quy định khoản nợ xấu được mua phải là khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản, trong đó không dưới 65% tổng giá trị tài sản đảm bảo phải là bất động sản (hoặc bất động sản hình thành trong tương lai); các ngân hàng cho rằng tỷ lệ hợp lý nên là 50-60%.
Về vấn đề tổ chức tín dụng nào phải bán nợ cho VAMC, VCSC nhận định, theo NHNN, chỉ có 30 trong số 124 tổ chức tín dụng báo cáo tỷ lệ nợ xấu cao hơn 3% và hiện nay chưa rõ ngân hàng nào sẽ phải bán nợ cho VAMC. Bằng hoặc cao hơn 3% là ngưỡng mà các tổ chức tín dụng sẽ phải bán nợ xấu cho VAMC cho đến khi tỷ lệ này giảm về mức an toàn. Trong các ngân hàng đang niêm yết, trừ Vietcombank công bố tỷ lệ nợ xấu là 3,2% tại cuối Q1/2013, các ngân hàng còn lại như ngân hàng Á Châu, ngân hàng Quân đội, Eximbank, Vietinbank, và Sacombank đều báo cáo nợ xấu dưới mức 3%.
Ngoài những khó khăn nêu trên, VCSC cũng đánh giá, việc phần lớn nợ xấu là nợ có thế chấp, đặc biệt là thế chấp bằng BĐS là yếu tố thuận lợi cho VAMC. Theo kinh nghiệm của các nước trong khu vực, nợ xấu có đảm bảo bằng bất động sản là khoản nợ có tỷ lệ thu hồi cao nhất. Bên cạnh đó, việc sử dụng trái phiếu với lãi suất 0% cũng sẽ giảm bớt áp lực về vốn đối với VAMC và do đó giúp đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu.
VCSC tuy nhiên cũng không quên nhấn mạnh rằng, vẫn còn quá sớm để có thể đo lường tác động cũng như hiệu quả hoạt động của VAMC thời điểm này.