MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vì sao DongA Bank tăng vốn lên 6.000 tỷ đồng bất thành?

08-07-2014 - 11:17 AM | Tài chính - ngân hàng

DongA Bank đã lập hồ sơ xin tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỷ đồng. Tuy nhiên 23/4/2014, ngân hàng này đã chính thức công bố hủy bỏ kết quả đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng.

Ngân hàng đã được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 6.000 tỷ đồng vào tháng12/2013 từ 5.000 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu với giá 10.000đ/cp cho cổ đông hiện hữu. Tuy nhiên thời hạn tăng vốn đã hết nhưng ngânhàng chưa tăng vốn thành công.

Nguyên nhân được DongA Bank đưa ra là do các cổ đông chưa chuẩn bị được nguồn tiền kịp. Đến cuối năm 2013 (ngày văn bản cho tăng vốn của Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực), tổng số tiền cổ đông đã nộp và cam kết là 700 tỷ đồng. Trong đó, số tiền nộp mới chỉ gần 90 tỷ đồng.

Chính vì vậy, ngày 23/4/2014, ngân hàng này đã chính thức công bố hủy bỏ kết quả đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng nói trên.

Theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, kể từ ngày 15/5/2014, ngân hàng sẽ tiến hành việc hoàn trả tiền cho các cổ đông đã nộp cho đợt tăng vốn này kèm theo cả khoản tiền lãi 7,2%/năm.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Công ty Cổ phần Chứng khoán Hồ Chí Minh (HSC) nguyên nhân chính dẫn tới kế hoạch tăng vốn trên bất thành do cổ đông không mấy mặn mà khi giá cổ phiếu thấp hơn giá phát hành. Cụ thể, giá phát hành bằng mệnh giá trong khi giá giao dịch trên OTC của cổ phiếu Ngân hàng Đông Á gần đây chỉ khoảng 8.500đ/cp và đã không còn ở mức 10.000đ/cp từ 2013.

Thanh khoản của cổ phiếu này trên OTC từ lâu đã ở mức thấp. Ngân hàng không có lựa chọn nào khác vì không có mấy doanh nghiệp phát hành cổ phiếu với giá phát hành thấp hơn mệnh giá. Và việc phát hành không thành công có thể thấytừ trước và không có gì bất ngờ do Ngân hàng Đông Á không thể đưa ra một phương án thay thế.

Thêm nữa, DongA Bank có vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng tại thời điểm cuối 2013. Tương tự các ngân hàng khác, tăng trưởng của ngân hàng Đông Á đã chậm lại và lợi nhuận giảm đặc biệt kể từ 2012.

Tỷ lệ NIM giảm xuống 3,8% vào năm 2013 từ 5,3% năm 2011 nhưng vẫn cao hơn mức 3,5% giai đoạn 2009-2010. Trong khi đó hệ số CIR tăng lên mức cao là 61% trong 2013 từ mức khoảng 44-45% trong 4 năm trước.

Trong năm 2013, với tổng thu nhập hoạt động tăng trưởng kém, do vậy lợi nhuận thuần DongA Bank chỉ đạt 328 tỷ đồng (giảm 43%).

ROA và ROE lần lượt giảm xuống chỉ còn 0,5% và 5,5%; chỉ bằng 1/3 so với 3 năm trước. Trong khi đó tỷ lệ nợ xấu tăng lên 3,9-4% trong giai đoạn 2012-2013 từ mức chưa tới 2% trong những năm trước đó.

Theo HSC, việc lợi nhuận liên tục ở mức thấp cộng với tỷ lệ nợ xấu tăng đã khiến giá cổ phiếu giảm xuống dưới mệnh giá.

Rủi ro tín dụng cao cũng là một vấn đề của Ngân hàng Đông Á. Tại thời điểm cuối 2013, tỷ lệ cho vay lĩnh vực xây dựng & bất động sản là 32%. Tuy nhiên, HSC cho rằng tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng Đông Á thấp hơn nhiều so với tại nhiều ngân hàng quy mô trung bình khác do hầu hết dư nợ trong lĩnh vực này của Ngân hàng Đông Á là cho vay các dự án có chất lượng cao tại TP HCM.

Cho dù vậy ban lãnh đạo cũng đã chậm xử lý vấn đề này và cũng chậm trong việc tìm kiếm đối tác chiến lược và phương án tăng vốn. Tại thời điểm cuối 2013, hệ số CAR của 2013 đạt 10,42% và thu hút thêm vốn mới trong khoảng 12 tháng tới có lẽ là cách duy nhất để lấy lại đà tăng trưởng. Bằng không tăng trưởng của ngân hàng sẽ còn kém trong vài năm nữa.

>>> Ông Cao Sỹ Kiêm làm chủ tịch Ngân hàng Đông Á

Theo Hồng Hải

hangnt

Diễn đàn đầu tư

Trở lên trên