MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bà Merkel: “Thời gian dành cho Hy Lạp sắp hết”

07-07-2015 - 10:50 AM | Tài chính quốc tế

“Lời đề nghị mới nhất của chúng tôi rất hào phóng”, bà Merkel phát biểu tại điện Elysee ở Paris. “Tuy nhiên, các nước châu Âu sẽ chỉ có thể cùng nhau tồn tại nếu mỗi quốc gia đều làm tròn bổn phận của mình”, bà nói.

Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras chỉ còn vài giờ đồng hồ để đưa ra một kế hoạch giúp giữ chân đất nước của ông ở lại Eurozone trong khi người dân Hy Lạp bước sang tuần thứ hai phải chịu đựng các biện pháp kiểm soát dòng vốn.

“Thời gian đang dần cạn kiệt”, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã nói như vậy khi bà và Tổng thống Pháp Francois Hollande – lãnh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất Eurozone - có cuộc họp khẩn cấp về tình hình ở Hy Lạp. NHTW châu Âu (ECB) hôm qua đã khiến tình hình thêm căng thẳng khi không nâng hạn mức chương trình cứu trợ khẩn cấp và khiến các ngân hàng Hy Lạp khó tiếp cận hơn với các khoản vay khẩn cấp.

Sau cuộc trưng cầu dân ý với số phiếu nói không với chính sách thắt lưng buộc bụng áp đảo và tạo ra lợi thế cho Hy Lạp trong các cuộc đàm phán, giờ đây nhiệm vụ của Thủ tướng Tsipras là chứng minh rằng ông có thể đạt được thỏa thuận với các chủ nợ để mang về gói cứu trợ mới cho Hy Lạp.

“Lời đề nghị mới nhất của chúng tôi rất hào phóng”, bà Merkel phát biểu tại điện Elysee ở Paris. “Tuy nhiên, các nước châu Âu sẽ chỉ có thể cùng nhau tồn tại nếu mỗi quốc gia đều làm tròn bổn phận của mình”, bà nói.

Trước thềm các cuộc đàm phán ở Brussels (1h chiều 7/7 với các Bộ trưởng Tài chính và 6h chiều cùng ngày với Hội đồng châu Âu), Hy Lạp đã có động thái nhượng bộ với sự kiện Bộ trưởng Yanis Varoufakis từ chức. Đây là nhân vật luôn đối đầu gay gắt với các Bộ trưởng Tài chính khác, đặc biệt là người đồng cấp đến từ nước Đức Wolfgang Schaeuble.

Trừ khi có thể tìm thấy một giải pháp giải quyết tình trạng khan hiếm tiền mặt, Hy Lạp sẽ phải rời khỏi Eurozone. Không có nguồn tiền để trả lương và mua hàng hóa, cuối cùng Chính phủ Hy Lạp sẽ phải phát hành giấy nhận nợ (IOU) và dẫn đến tình trạng hai đồng tiền cùng song song tồn tại.

Sau phiên bán tháo ngày hôm qua, thị trường tài chính toàn cầu đã bình tĩnh trở lại, cho thấy các hiệu ứng từ Hy Lạp có thể được kiềm chế. Đồng euro gần như không thay đổi, được giao dịch ở mức 1 euro đổi 1,1049 USD tại châu Á. Trái phiếu kho bạc Mỹ cũng hạ nhiệt trong khi chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương tăng 0,7% sau khi chạm đáy thấp nhất kể từ tháng 3.

Thu Hương

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên