MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bản vị vàng có ổn định như người ta nghĩ?

20-06-2013 - 19:40 PM | Tài chính quốc tế

Hay trên lý thuyết.

Chế độ bản vị vàng hoạt động như thế nào?

Dưới chế độ bản vị vàng kiểu cổ điển vào cuối thế kỷ 19, cung tiền nội địa phụ thuộc trực tiếp vào lượng vàng một quốc gia nắm giữ.

Nước nào bị thâm hụt thương mại (tức mang tiền ra nước ngoài mua hàng hóa dưới dạng nhập khẩu), cung tiền của nước đó sẽ tự động thu hẹp làm giá cả trong nước giảm xuống.

Do giá giảm nên hàng xuất khẩu của nước này trở nên hấp dẫn đối với các nước khác trong khi hàng nhập khẩu đắt đỏ hơn. Vì thế, thâm hụt thương mại biến mất.

Trong cái hệ thống tinh vi ấy, mất cân đối toàn cầu tự động được điều chỉnh nhờ mở rộng tín dụng ở các nước thặng dư thương mại và thu hẹp ở những nước có thâm hụt.

Tỷ giá hối đoái ổn định, và nếu giá vàng trong nước chênh lệch với giá vàng thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu vàng vật chất sẽ diễn ra để đưa giá về mức cân bằng.

Các nước thâm hụt không thể tiêu dùng một phần sản lượng của mình mà phải xuất khẩu để cân bằng cán cân thương mại.

Các chế độ bản vị vàng trước đây có bền vững?

Bản vị vàng đã nhiều lần được áp dụng, nhưng chẳng có mấy thành công.

Thế kỷ trước, hàng loạt các chế độ bản vị vàng đều không chống chịu nổi thách thức của chiến tranh thế giới thứ nhất, Đại suy thoái và thâm hụt ngân sách của Mỹ do chiến tranh tại Việt Nam.

Chế độ bản vị vàng gần đây nhất ra đời tại Hội nghị Bretton Woods năm 1944 và sụp đổ năm 1971 vì các vấn nạn như đầu cơ, đơn phương phá giá tiền tệ hay NHTW đặt sai lãi suất.

Hệ thống tiền tệ pháp định ra đời năm 1971, dựa trên tiền giấy thay vì vàng. Nhà kinh tế học Milton Friedman kết luận rằng với vô số các hội nghị quốc tế phải triệu tập, việc duy trì chế độ bản vị vàng là điều không thể.

Cứ để thị trường tự quyết định tỷ giá sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có thời gian tập trung vào các mục tiêu kinh tế quốc gia thay vì thâm hụt thương mại, và giúp họ có thể can thiệp khi cần thiết.

Tuy nhiên, nhiều người không đồng tình với Milton Friedman vì sợ dòng chu chuyển vốn sẽ quá bất ổn.

Vàng có phải đồng tiền dự trữ tiếp theo?

Nhiều người nói quay lại với chế độ bản vị vàng là liều thuốc tiên chữa lành mọi chứng thâm hụt hiện nay, từ tài khóa tới thương mại.

Tuy thế, khó khăn đầu tiên là ở chỗ thế giới không có đủ số vàng cần thiết để làm điều đó.

Ngoài ra, còn nhiều trở ngại nữa như Mỹ thâm hụt thương mại quá lớn còn Trung Quốc thặng dư quá nhiều, đồng Nhân dân tệ bị định giá thấp, các nước thi nhau phá giá đồng tiền và xuất hiện nhiều khối chính trị khu vực.

Thậm chí thế lưỡng nan mà quốc gia phát hành đồng tiền dự trữ gặp phải khi cân đối giữa chính sách tiền tệ nội địa và cầu tiền từ các nước khác còn có một cái tên riêng: nghịch lý Triffin.

Nếu không còn tin Đôla Mỹ có thể giữ đồng tiền dự trữ, nhiều người nghĩ nên thay nó bằng một đồng tiền khác.

Theo như đề xuất của nhà kinh tế John Maynard Keynes tại Hội nghị Bretten Woods, có thể tạo ra một loại “siêu tiền tệ” giúp cân bằng dòng chu chuyển vốn toàn cầu. Trừ Trung Quốc, chẳng mấy quốc gia mặn mà với ý tưởng này.

Tuy thế, kể từ năm 1971, vàng luôn đóng vai trò quan trọng trong kho dự trữ ngoại hối của các NHTW (hiện họ nắm 29.500 tấn vàng).

Đầu thế kỷ 21, nhiều NHTW bán vàng đúng đáy và chuyển sang nắm trái phiếu. Nhưng gần đây, NHTW lại là người mua ròng (đặc biệt là ở các nước đang phát triển).

Bản vị vàng: chính sách hay lời biện hộ cho giai đoạn vàng giảm?

Có người cho rằng dù không chính thức dùng chế độ bản vị vàng, nhưng vàng cũng như tiền, vừa là phương tiện lưu trữ giá trị vừa là phương tiện trao đổi.

Nhưng nếu thế thì giá phải cố định nếu được tính theo vàng. Tiếc là không phải vậy, và vàng ít khả năng phòng ngừa lạm phát hơn người ta tưởng.

Lại có người khác nghĩ giá vàng nên tính bằng cách chia tổng lượng tiền trong lưu thông cho tổng lượng vàng. Kết quả cho thấy giá vàng phải lên tới 11.000 USD/ounce mới phải. Đấy là chuyện không tưởng.

Trung Thắng

tuannm

The Economist

Trở lên trên