Nếu Ngân hàng Trung ương
châu Âu có vấn đề hóc búa cần giải quyết, đó chính là giảm phát.
Ngân hàng Trung ương chịu
trách nhiệm kiểm soát lạm phát, ở thời điểm châu Âu đang cố gắng
giải quyết những vấn đề kinh tế bắt nguồn từ khủng hoảng nợ công,
lạm phát vẫn đóng vai trò trọng tâm chính sách của ngân hàng này.
Một số chuyên gia kinh tế
cho rằng các nhà hoạch định chính sách kinh tế châu Âu cần chú ý
đến rủi ro lớn hơn: giảm phát.
Lo lắng tăng cao hơn sau khi
Ngân hàng Trung ương loại bỏ khả năng chương trình mua trái phiếu chính
phủ của ngân hàng này có thể tạo ra lạm phát.
Ông Carl B. Weinberg, chuyên
gia kinh tế trưởng tại High Frequency Economics, cho rằng: “Làm sao họ
có thể lo lắng về khả năng chương trình đó có thể tạo ra lạm phát.
Nếu tôi là chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu, tôi sẽ in tiền để ngăn
nguồn cung tiền hạn chế.”
Nhiều chuyên gia kinh tế
coi giảm phát đáng sợ hơn lạm phát bởi người tiêu dùng sẽ hạn chế
mua hàng hóa do kỳ vọng giá sẽ giảm đi theo thời gian, nhu cầu và
sản xuất đi xuống.
Giảm phát khiến các nước
đang nợ nần chồng chất như Hy Lạp đau đầu bởi họ sẽ có thể phải
trả số tiền có giá trị cao hơn lúc họ vay.
Chuyên gia kinh tế như ông Weinberg
và một số chuyên gia kinh tế khác khác đã bắt đầu lo lắng tình hình
giảm phát tại châu Âu sẽ có thể giống Nhật thập niên 1990.
Giá cả tại Ireland tháng
4/2010 giảm, tỷ lệ lạm phát tại 5 nước khác thuộc khu vực đồng tiền
chung châu Âu ở dưới mức 1%. Vấn đề này còn lan ra nhiều nước khác ngoài
khu vực đồng tiền chung châu Âu.
My Vân
Theo Dân Trí/Reuters
ngocdiep