MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chính sách lãi âm tại Nhật Bản: Lợi bất cập hại

08-03-2016 - 19:12 PM | Tài chính quốc tế

Điều dễ nhận thấy là ngân hàng sẽ phải chịu thiệt. Nhưng ai sẽ là người hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách lãi âm?

Những người hưởng lợi

Đã một tháng trôi qua kể từ ngày Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) quyết định áp dụng lãi suất âm. Những siêu thị đồ hiệu là nơi cảm nhận rõ nhất điều này.

Số người gia nhập hội khách hàng thân thiết của các cửa hàng như Mitsukoshi, Daimaru and Takashimaya tăng 100-200% so với cùng kỳ năm trước. Khi lãi suất âm, hàng năm, họ sẽ được thưởng 5-8%, tốt hơn nhiều so với các ngân hàng cho dù họ chỉ được mua đồ ở một cửa hiệu duy nhất.

Khi khách hàng tiêu tiền tại các cửa hàng, chính sách âm lại trở thành tin tốt và cổ phiếu của các cửa hàng này đã tăng từ giữa tháng 2. Nhờ đó, chứng khoán Nhật tăng 15% so với tháng 11/2015. Đồng yên cũng tăng giá.

Các chiến lược gia của Goldman Sachs đưa ra kinh nghiệm của châu Âu đối với chính sách lãi suất âm để làm “kim chỉ nam” cho các nhà đầu tư Nhật. Các ngành hưởng lợi sẽ bao gồm có y tế, truyền thông, đồ gia dụng và quỹ đầu tư cá nhân. Những ngành đầu tiên được hưởng lợi là những ngành có mức đầu tư lớn như điện và đường sắt.

Ngành xây dựng, bất động sản, cổ phiếu ngành thực phẩm và dược cũng hưởng lợi từ chính sách âm.

Và những người “bị hại”

Các ngân hàng và các hãng bảo hiểm lại chịu thiệt vì lãi âm. Các nhà phân tích dự báo, lợi nhuận các ngân hàng sẽ giảm 7%, lãi cho vay cùng với lãi trái phiếu chính phủ đều sẽ giảm. Tuy vậy, nhìn về hướng tích cực và lâu dài, ngân hàng giảm lãi cũng có nghĩa là các khoản vay xây dựng và bất động sản sẽ tăng lên, tạo đà cho kinh tế phát triển.

Goldman Sachs cho rằng các công ty như Hitachi,Toshiba và West Japan Railway cũng chịu ảnh hưởng bởi chính sách này, nhưng theo hướng tiêu cực.

Hai tuần qua, ba công ty là CLSA, SMBC Nikko và Daiwa đã tổ chức các buổi hội thảo nhằm đưa ra cảnh báo rằng chính sách kinh tế của ông Abe không còn hiệu quả như trước, còn chính sách lãi âm thì “lợi bất cập hại”.

Các nhà đầu tư tham gia hội thảo cho rằng, chính sách lãi âm và đồng yên tăng giá làm thị trường Nhật kém hấp dẫn. Theo ông Hisao Matsuura, chiến lược gia của Nomura, thị trường giảm 10% trong 3 tháng đầu năm.

Ông cũng cảnh báo rằng lãi trên vốn chủ sở hữu của các công ty có vốn lớn đã giảm liên tiếp trong 2 năm 2014, 2015.

Ông Nicholas Smith, CLSA cho rằng đồng yên không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của các công ty như chúng ta nghĩ. Tuy nhiên, đồng yên vẫn là động lực của các nhà đầu tư, và đồng yên tăng giá chứng tỏ BoJ đã “hết thuốc chữa”.

Theo ông, khi đồng USD tăng giảm 1 JPY, lợi nhuận của công ty chỉ thay đổi 0,4%. Các nhà đầu tư nước ngoài chiếm đến 75% giao dịch nên đồng yên chẳng có nhiều ảnh hưởng như ta vẫn nghĩ. Nhà đầu tư nước ngoài chỉ quan tâm đến giá mà thôi.

Theo các nhà phân tích, động thái của BoJ chẳng thể giúp đồng yên ngừng tăng giá, làm khó các doanh nghiệp.

Người ta có thể cảm nhận rõ ràng rằng đồng yên tăng giá không bền vững. Các chiến lược gia của Shusuke Yamada, Bank of America Merrill Lynch đều sự đoán rằng đồng yên sẽ còn tăng lên mức 100 yên đổi 1 USD. Trong khi đó, các nhà đầu tư chưa rõ là các công ty Nhật sẽ làm thế nào để được hưởng lợi từ động thái của BoJ.

Thu Trang

Financial Times

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên