MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chuyến thăm đặc biệt của ông Obama

22-11-2015 - 12:00 PM | Tài chính quốc tế

Chuyến viếng thăm người tị nạn tại Malaysia của Tổng thống Obama được coi như một hành động cân nhắc việc nhập cư của người dân Syria.

Ba ngày sau khi phát biểu Đảng cộng hòa “bị hoảng sợ trước những người góa phụ và trẻ mồ côi” chỉ đơn thuần đang tìm kiếm nơi trú ngụ ở Mỹ, tổng thống Mỹ Barack Obama đã tới thăm trung tâm tị nạn ở Malaysia như một hành động nhằm kêu gọi lòng trắc ẩn tới khủng hoảng di dân toàn cầu.

“Họ cũng giống như những đứa trẻ của chúng ta và họ xứng đáng nhận được sự ủng hộ. Ý niệm bằng cách nào đó bỏ mặc họ trong khốn khổ không thể hiện được phần tốt nhất trong con người chúng ta” ông Obama đã phát biểu như vậy sau khi tham quan Dignity for Children Foundation tại Kuala Lumpur vào hôm thứ 7 vừa qua.

Chuyến thăm trung tâm nhập cư đã được lên kế hoạch từ lâu, trước khi các cuộc khủng bố tại Paris làm dấy lên cuộc tranh luận về kế hoạch đưa hơn 10.000 người dân Syria tị nạn vào Mỹ trong năm 2016. Chuyến thăm diễn ra trong khi các nhà lập pháp Mỹ (trong đó có tới 1/3 Đảng dân chủ) yêu cầu ông Obama hoãn hoặc tạm dừng chương trình này với lý do an ninh quốc gia.

Nhà Trắng hôm thứ 6 đã nhắc lại cam kết của Obama về bác bỏ dự luật yêu cầu rà soát bổ sung thêm đối với người Syria tìm nơi trú ngụ tại Mỹ. Ông Obama có thể phải đối mặt với một chiến không hồi kết về các dự luật. Cuộc tranh luận về tị nạn cũng đã làm nóng lên cuộc tranh cử tổng thống nảy lửa ở Mỹ.

Đại diện bang Arizona- bà Martha McSally đã nói “Chúng tôi nói với chính quyền hãy cứ bước tới và hãy thận trọng với mối đe dọa khủng bố. Cuộc chiến chống lại ISIS là một xung đột thế hệ và chúng ta cần chủ động hơn bao giờ hết”.

Các cuộc khủng hoảng di cư

Với gần 20 triệu dân tị nạn trên toàn thế giới, các quốc gia ở châu Âu, châu Á và châu Phi đang trải qua các cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất kể từ chiến tranh thế giới thứ II, theo thông báo của Liên Hợp Quốc. Kể từ 2011, hơn 4 triệu người đã chạy trốn khỏi Syria. Các quốc gia như Thổ Nhĩ Kì và Jordan cũng như trên toàn Liên minh châu Âu phải oằn mình chống chọi với các cuộc di dân hàng loạt.

Nơi tổng thống Obama chọn làm điểm dừng cuối cùng trong chuyến viếng thăm 9 ngày tại châu Á là Malaysia, nơi có hàng nghìn người Hồi giáo dòng Rohingya chạy trốn cuộc đàn áp ở Myanmar. Khoảng 153.880 người tị nạn sống tại Malaysia tính tới 31/8, theo số liệu từ Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn.

Rohingya là một dòng Hồi giáo nhỏ, chủ yếu sinh sống tại Myanmar và cũng là nhóm người không quốc tịch lớn nhất hành tinh. Có khoảng hơn 1 triệu người Rohingya sống tại Myanmar và phần lớn trong đó bị từ chối quyền công dân, họ không có những quyền cơ bản và không được phép bỏ phiếu.

“Chúng tôi đã chứng tỏ rằng mình luôn chào đón người dân tị nạn và đảm bảo anh ninh, cũng như không hề có bất cử mâu thuẫn nào,” tổng thống Obama phát biểu khi kết thúc chuyến thăm. Ông nói thêm Mỹ sẽ luôn có nơi dành cho những con người bị đối xử phân biệt không nơi ẩn náu “chừng nào tôi còn là tổng thống.”

Hà Linh

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên