MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có nên lạc quan về kết quả kinh doanh của Citigroup?

18-04-2009 - 09:21 AM | Tài chính quốc tế

Dù công bố kết quả kinh doanh quý 1/2009 tốt nhất từ giữa năm 2007, sẽ còn lâu ai đó dám khẳng định mọi chuyện tại Citigroup đã tốt đẹp.

Sáng ngày thứ Sáu (ngày 17/04), Giám đốc tài chính Ned Kelly của Citigroup đang cố gắng giải thích kết quả kinh doanh quý 1/2009 của ngân hàng, chuyên gia phân tích Meredith Whitney cắt ngang lời ông: “Ông có nói rõ hơn được không?”

Đó có thể là câu hỏi của tuần. Chỉ một vài tháng sau khi thị trường tài chính dịu bớt, Citigroup, JP Morgan Chase và Goldman Sachs đều công bố lãi hàng tỷ USD trong quý kết thúc ngày 31/03/2009. Ngân hàng Wells Fargo cho đến nay dù chưa báo cáo lợi nhuận, vào ngày 09/04 đã công bố ngân hàng này kiếm được 3 tỷ USD – một mức lợi nhuận đáng nể.

Vậy khi yêu cầu nói rõ hơn, chuyên gia Whitne muốn ám chỉ điều gì? Bà Whitney đặt dấu hỏi lớn về lợi nhuận 1,7 tỷ USD từ bộ phận đầu tư ngân hàng của Citigroup tại châu Âu, câu trả lời của giám đốc tài chính Citigroup cuối cùng chỉ là công việc kinh doanh hết sức thuận lợi.

Tuy nhiên các báo cáo tài chính đã nói lên rất nhiều điều, tổng doanh thu từ bộ phận đầu tư ngân hàng được thổng phồng thêm 2,5 tỷ USD do sự điều chỉnh từ các khỏan đầu tư phái sinh, chủ yếu do hưởng lợi từ hoạt động CDS của Citigroup.

Như vậy số tiền dành cho hợp đồng bảo lãnh nợ khó đòi của Citigroup tăng cao. Chi phí này tăng cao bởi nhà đầu tư lo ngại về khả năng thanh toán của Citigroup, vì thế Citigroup có thể bút toán 2,5 tỷ USD thành lợi nhuận thu về.

Vậy nếu không có khoản 2,5 tỷ USD kia, mức lợi nhuận 1,6 tỷ USD quý 1/2009 hẳn sẽ chuyển sang thông tin tiêu cực. Dù điều đó chưa xảy ra, những người nắm cổ phiếu phổ thông của Citigroup vẫn phải gánh khoản lỗ 966 triệu USD bởi sự điều chỉnh quy định kế toán liên quan đến việc chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi của chính phủ Mỹ và nhiều nhà đầu tư khác sang cổ phiếu thường.

Điều quan trọng ở đây là dù Citigroup công bố quý kinh doanh tốt nhất tính từ giữa năm 2007, thế nhưng kết quả kinh doanh này chẳng nói lên bất kỳ điều gì. Khả năng Citigroup tự cứu mình ra khỏi những rắc rối hiện nay mà không cần tiền hỗ trợ của chính phủ dường như tăng lên. Tuy nhiên sẽ còn lâu mới đến khi ai đó dám tự tin khẳng định điều này.

Các ngân hàng khác cũng ở trong tình trạng tương tự. Kết quả kinh doanh tốt đẹp của tuần qua đã được kỳ vọng suốt 1 tháng, cổ phiếu ngân hàng trước đó đã tăng điểm mạnh. Chắc chắn kết quả kinh doanh này tốt hơn những khoản thua lỗ hàng tỷ USD vào năm ngoái.

Doanh thu của ngân hàng hết sức nhạy cảm với dự đoán về tương lai và khả năng phục hồi của các ngân hàng còn phụ thuộc vào diễn biễn của nền kinh tế trong những tháng tới. Và vì vậy từ kết quả kinh doanh của các ngân hàng, người ta có thể rút ra một số bài học:

Khi số lượng đối thủ trên thị trường giảm bớt, lợi nhuận biên sẽ tăng lên. Suốt 40 năm qua, sự phát triển của các ngân hàng đầu tư, quỹ đầu cơ, công ty chứng khoán tư nhân đã khiến một số hoạt động kinh doanh của các ngân hàng quy ước thu hẹp lại.

Và nay khi số lượng các tổ chức trên giảm, những ngân hàng còn tồn tại, dù không tránh khỏi tác động tệ hại của khủng hoảng tài chính, đang giành lại thị phần, từ hoạt động cho vay thế chấp đến đầu tư ngân hàng.

Tỷ phú Warren Buffett, đồng thời là cổ đông của ngân hàng Wells Fargo và Goldman Sachs, đầu tháng 3/2009 đã phát biểu với CNBC như sau : “Đây là thời điểm tốt nhất để đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, nếu mọi người đều quên đi quá khứ.”

Khi thua lỗ từ thị trường thế chấp đang có phần giảm bớt, các ngân hàng vẫn còn đang gặp khó với công việc kinh doanh thẻ tín dụng. Tại JP Morgan Chase, bộ phận thẻ tín dụng kinh doanh tệ hại nhất, mức thua lỗ quý 1/2009 lên tới 547 triệu USD.

Khi Whitney yêu cầu CEO Jamie Dimon dự đoán về khả năng liệu bộ phận kinh doanh thẻ tín dụng Citigroup có lãi trong năm nay, câu trả lời là không. Tại Citigroup, thua lỗ liên quan đến thẻ tín dụng thường tăng cùng với tỷ lệ thất nghiệp, thế nhưng nay tỷ lệ thua lỗ đang tăng nhanh hơn tỷ lệ thất nghiệp.

Đã đến lúc quên đi tháng 12. Năm tài khóa của ngân hàng đầu tư kết thúc vào tháng 11 và năm tài khóa của ngân hàng thương mại kết thúc vào tháng 12. Goldman Sachs và Morgan Stanley chuyển sang mô hình ngân hàng thương mại vào cuối năm 2008, vì thế năm tài khóa của họ cũng thay đổi.

Bằng việc chuyển đổi năm tài khóa như vậy, họ bỏ qua tháng 12 của năm 2008. Đối với Goldman Sachs khi họ công bố lợi nhuận tuần qua, khoản lỗ 780 triệu USD đã không còn được tính vào báo cáo lợi nhuận nữa.

Ngọc Diệp

Theo Time


ngocdiep

Trở lên trên