MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cựu Tổng thống Bill Clinton đã phá hủy kinh tế Mỹ?

06-09-2012 - 14:53 PM | Tài chính quốc tế

Mặc dù đã rời nhiệm sở 11 năm, Bill Clinton vẫn nhận được sự ủng hộ của dân chúng với sự thịnh vượng của nền kinh tế Mỹ trong những năm tháng ông làm Tổng thống. Tuy nhiên, sự thực có phải là như vậy?

Tối qua (5/9), cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton có bài phát biểu quan trọng tại Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ với ý tưởng ủng hộ Tổng thống đương nhiệm Barack Obama trong  chiến dịch tái tranh cử năm nay. 

Mặc dù đã 11 năm trôi qua kể từ khi Bill Clinton rời nhiệm sở, ông vẫn nhận được sự ủng hộ của dân chúng. Nhiệm kỳ tổng thống của Clinton được coi là một thời đại hoàng kim với nước Mỹ, khi người dân Mỹ được sống trong hòa bình và sự thịnh vượng rộng rãi với tầng lớp trung lưu.

Tuy nhiên, trong 1 bài báo được đăng trên tờ New York Post, tác giả Charlie Gasparino lại bẻ ngược lại quan điểm trên, cho rằng những “hạt giống” khủng hoảng đầu tiên đã được gieo rắc trong những năm tháng nước Mỹ được dẫn dắt bởi Clinton. 

Huyền thoại về ngân sách

Bill Clinton được nhớ đến với vai trò là vị tổng thống Mỹ cuối cùng giữ được ngân sách liên bang ở mức thặng dư. Xét trong bối cảnh nợ quốc gia là vấn đề nhức nhối liên tục được đưa ra tranh luận trên chính trường Mỹ như hiện nay, thặng dư ngân sách là 1 điểm nhấn lớn cho Bill Clinton. 

Tuy nhiên, theo Stephanie Kelton, giáo sư kinh tế đến từ Đại học Missouri, thặng dư ngân sách cũng đem đến những tác động tiêu cực cho nước Mỹ. 

Để hiểu về vấn đề này, hãy xem lại các thành phần cấu thành nên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của 1 nước thông qua công thức: GDP = C + G + I + (X – M).

Trong đó, C là tiêu dùng tư nhân, G là chi tiêu của Chính phủ, I là đầu tư và X – M là cán cân thương mại. Dưới đây là các biểu đồ thống kê các yếu tố cấu thành nên GDP trong những năm trước, trong và sau nhiệm kỳ của Clinton. 


Ngân sách liên bang từ năm 1992 đến 2003

Cán thương mại từ 1992 đến 2003

Qua 2 biểu đồ trên, có thể thấy thâm hụt thương mại khiến GDP suy giảm. Đồng thời, ngân sách thặng dư chứng tỏ chính phủ thu về nhiều hơn là chi ra. Trong khi đó, chỉ có duy nhất 1 khu vực của nền kinh tế bù đắp lại: chi tiêu tư nhân. Hậu quả là tỷ lệ tiết kiệm sụt giảm nghiêm trọng trong thời kỳ Clinton làm tổng thống.
Tỷ lệ tiết kiệm tư nhân từ 1992 đến 2003 (%)

Và nợ của các hộ gia đình bắt đầu tăng lên:



"Quả bom" Fannie Mae và Freddie Mac

Khi ngân sách thặng dư, chính phủ không cần phải phát hành nợ thông qua trái phiếu. Tuy nhiên, các trái phiếu chính phủ gần như không có rủi ro lại là thành phần quan trọng trong danh mục của tất cả các nhà đầu tư, từ các định chế tài chính cho những nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Thị trường đã phản ứng với điều này như thế nào? Trong khi chính phủ Mỹ giảm mạnh phát hành trái phiếu, Fannie và Freddie nắm lấy cơ hội và ồ ạt tung ra các khoản nợ. Số lượng chứng khoán được đảm bảo bằng tài sản thế chấp bắt đầu tăng vọt trong thời kỳ 1998 - 1999 và vẫn giữ nguyên ở mức đó trong những năm tiếp theo.

Clinton đã phá hủy kinh tế Mỹ như thế nào?

Qua những phân tích trên, có thể thấy dường như những thành tựu thặng dư ngân sách mà Clinton đạt được lại là điều tiêu cực. Chi tiêu của các hộ gia đình sụt giảm với khoản nợ chồng chất, bong bóng nợ bùng phát và đây chính là những nguyên nhân dẫn đến sự suy sụp của nền kinh tế.

Hơn nữa, mặc dù ngân sách thặng dư, lãi suất vẫn ở mức cao. Thặng dư cũng không thể bảo vệ nước Mỹ khỏi những cú sốc tiếp theo, thậm chí còn làm suy yếu 1 trong những khu vực mong manh nhất của nền kinh tế: các hộ gia đình.

Thu Hương

huongnt

BI

Trở lên trên