MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp châu Á trước sức ép toàn cầu hóa

03-06-2014 - 08:48 AM | Tài chính quốc tế

The Economist (số 31/5) vừa có bài phân tích về quá trình cải cách mô hình doanh nghiệp của các nước châu Á.

Nhà nước nên từ bỏ quyền kinh doanh

Châu Á là mảnh đất không giành cho số đông cổ đông. Chỉ có 28% DN niêm yết trên thị trường chứng khoán của khu vực thuộc quyền sở hữu của nhiều người. Hầu hết trong số này là ở Nhật Bản, nơi các DN được kiểm soát bởi các nhà quản lý và nhân viên theo một giao thức lâu đời là lắng nghe một cách lịch sự và sau đó bỏ qua những gì các nhà quản lý quỹ nói.

Tại châu Á, DN nhà nước (DNNN) chiếm 40% tổng số DN và các công ty gia đình chiếm 27%. Tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào từng nước (xem biểu đồ). Ở Trung Quốc các DNNN chiếm ưu thế, trong khi ở Hàn Quốc và Ấn Độ công ty gia đình lại nổi trội hơn.

Tất cả điều này đã tồn tại trong một thời gian dài và nhiều người nghĩ rằng nó sẽ chẳng bao giờ thay đổi. Đó sẽ là một sai lầm.

Bắt đầu với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 chứng kiến một sự kiện mang tính bước ngoặt trong thị trường vốn: DNNN Trung Quốc niêm yết tại Hồng Kông, Thượng Hải và New York. Các nhà đầu tư bỏ qua các quy tắc cũ khi cho rằng, mua cổ phiếu các DNNN là tự sát và họ đã bỏ ra 117 tỷ USD để mua cổ phiếu của các công ty đường sắt, ngân hàng và xây dựng. Cùng thời điểm đó, Ấn Độ cũng niêm yết công ty điện lực và dầu khí nhà nước

Ngành than Ấn Độ, một người khổng lồ giống mô hình Liên Xô với một đế chế các mỏ lộ thiên, cũng được niêm yết tại thị trường chứng khoán và chẳng bao lâu sau đã trở thành công ty có giá trị nhất của nước này.

Hệ thống ngân hàng, vốn bị chia rẽ, tại Indonesia cuối cùng sau khi được chính phủ giải cứu từ cuộc khủng hoảng châu Á. Malaysia vẫn duy trì các DNNN quyền lực cũng như các DN "Bumiputera" do người Mã Lai kiểm soát như là một phần của chính sách chính thức.

DN Singapore với sự hậu thuẫn của nhà nước chẳng hạn như SingTel và SGX đã niêm yết tại thị trường chứng khoán trong nước và đang mở rộng ra thị trường nước ngoài. Năm 2009 DNNN chiếm ưu thế trong bảng xếp hạng của các công ty có giá trị nhất trên thế giới. Các DN này đạt mức đỉnh vào năm 2007 khi chiếm 57% giá trị tại thị trường chứng khoán.

Ngược lại với các DN tư nhân châu Âu và nhất là ở Mỹ Latinh, nơi mà chính phủ từ bỏ quyền kiểm soát, châu Á sử dụng một mô hình “lai” - trong đó chính phủ chiếm vị trí chủ đạo. Yếu tố khác là chủ nghĩa tư bản nhà nước phát triển mạnh. Quỹ đầu tư quốc gia (Sovereign-wealth funds) được mở ra để đầu tư dự trữ ngoại tệ hoặc nguồn thu từ dầu tăng vọt tại Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia và thậm chí cả đất nước nhỏ bé Brunei.

Và ở khắp mọi nơi, ngân hàng quốc doanh đã đạt được thị phần sau cuộc khủng hoảng 2007-2008 khi lĩnh vực cho vay tư nhân rút lui và các chính phủ nỗ lực kích thích nền kinh tế.

Ngày nay, mọi thứ đã đổi khác. 65 DNNN lớn nhất châu Á đã mất đi 1.000 tỷ USD giá trị kể từ mức đỉnh trong năm 2007. Giá trị thị trường công ty châu Á đã giảm đến 40%. Các nhà đầu tư một lần nữa xa lánh các DN này. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của những công ty này chỉ bằng một nửa so với các DN ngoài quốc doanh.

Có ba vấn đề chính. Đầu tiên, mối quan hệ thân thiết với nhà nước đi kèm với nghĩa vụ cũng như đặc quyền. Thứ hai, DNNN ở châu Á bị thiệt hại bởi sự thiếu năng lực trong điều hành quản lý. Trong tháng tư, Song Lin-ông chủ của một DNNN lớn tại Trung Quốc bị điều tra tham nhũng.

Ngành than Ấn Độ do thiếu trang thiết bị khiến năng suất nghèo nàn dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhiên liệu tại nhà máy điện của Ấn Độ. Thứ ba, DNNN, đặc biệt là những công ty trong ngành công nghiệp tiêu dùng đang phải đối mặt với thị trường rất năng động và có thể không đủ linh hoạt để đối phó.

Nguy cơ này là rõ ràng nhất trong ngành ngân hàng và viễn thông, nơi các công ty internet đang xâm nhập vào các DNNN. NTT DoCoMo, một công ty điện thoại di động Nhật Bản đang phải vật lộn để theo kịp với các đối thủ tư nhân. Ở Trung Quốc, Alibaba hiện nay cung cấp Yu'e Bảo, một sản phẩm đầu tư chứng khoán có thu nhập cố định và tiền gửi dài hạn, mang lại cho khách hàng lợi nhuận cao hơn so với việc gửi tiền vào ngân hàng truyền thống.

Các công ty Internet khác cũng có những bước đi phù hợp. Ngân hàng nhà nước đang mất dần khách hàng và có thể phải trả lãi suất cao hơn.

Đừng đợi bom nổ

Các công ty tốt nhất đang cải cách nhanh chóng nhưng có thể dẫn đến việc chính phủ có thể không làm gì cả. Các DNNN Trung Quốc và Ấn Độ lớn nhất niêm yết trên thị trường chứng khoán, mỗi công ty có số nhân viên từ 250 nghìn đến cả nửa triệu người đang bị mắc kẹt trong mạng nhện bảo trợ.

Tuy nhiên, nếu không cải cách, những DNNN có thể trở thành quả bom hẹn giờ, với việc trì trệ trong lợi nhuận và chi phí cố định lớn, có thể gây ra tổn thất rất lớn.

Tái cơ cấu DNNN Trung Quốc vào những năm 1990 và đầu những năm 2000 nói nhiều hơn làm. Trong tháng 11 năm ngoái, các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói rằng, các lực lượng thị trường nên đóng một "vai trò quyết định" trong nền kinh tế. Tự do hóa tài chính và lãi suất sẽ làm tăng áp lực cải cách đối với DN nhà nước.

Với lợi nhuận cho vay mỏng hơn, các ngân hàng nhà nước có thể ít có khuynh hướng cung cấp tín dụng giá rẻ cho các DNNN. Một số DNNN đã công bố tái cơ cấu. Điều đó có thể mang lại cho các nhà đầu tư bên ngoài một vai trò lớn hơn.

Ngoài Trung Quốc, có một số các DNNN khác cũng đang có dấu hiệu thực hiện cải cách. Việt Nam đang cố gắng để làm sạch DNNN bằng cách bán tháo các tài sản không quan trọng và kế hoạch cắt giảm 25% DN vào năm 2020. Việt Nam cũng có thể tăng quyền sở hữu của nước ngoài.

Ở Ấn Độ, các nhà hoạch định chính sách nói rằng, họ muốn chia tay ngành than Ấn Độ để thúc đẩy cạnh tranh; câu hỏi là liệu họ có thực hiện. Yêu cầu để tái cơ cấu vốn các ngân hàng nhà nước cũng có thể châm ngòi cho một cuộc tranh luận mới về việc các ngân hàng nhà nước của Ấn Độ buộc phải có sự thay đổi.

Tuy nhiên, ý tưởng rằng chính phủ nên nhượng lại tất cả quyền kiểm soát của các DNNN đang trở thành đề tài tranh cãi ở khắp mọi nơi. Việc này giải quyết như thế nào có thể sẽ phụ thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể. Những ngành công nghiệp "chiến lược" ví dụ như ngành điện vẫn sẽ nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ.

Các ngành công nghiệp khác buộc phải tìm kiếm khách hàng hoặc đối mặt với sự cạnh tranh có thể áp dụng mô hình của Singapore. Như Temasek-DN do nhà nước khống chế cổ phần có rất nhiều công ty con bao gồm Sing Tel, DBS, Singapore Airlines và Neptune Orient Lines. Nhưng nhà nước không can thiệp vào quản lý và đây là những công ty đang hoạt động rất tốt. Mặc dù có liên quan đến chính phủ nhưng Temasek được cho là một tập đoàn được quản lý tốt.

Các DNNN hoạt động hiệu quả tại đất nước Singapore nhỏ bé là một chuyện. Áp dụng tại các nền kinh tế lớn của châu lục như Trung Quốc và Ấn Độ lại là chuyện khác, đặc biệt là khi những quyền lợi rất lớn có liên quan. Tuy nhiên, các DN gia đình trị còn gặp nhiều khó khăn và thách thức hơn.

Theo Vũ Anh Tuấn

huongnt

Thời báo Ngân hàng

Trở lên trên