Doanh nghiệp Trung Quốc muốn mua cả thế giới, và họ đang làm điều này với tốc độ kỷ lục trong năm 2016
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tiến hành thâu tóm các DN ngoại với tốc độ chưa từng có, và điều này sẽ còn tiếp diễn trong năm nay.
- 15-12-2015"Tam Hùng Trung Quốc" sẵn sàng chi đến 80 tỷ USD cho thâu tóm và sáp nhập trong năm 2016
- 19-06-2013Tập đoàn Trung Quốc thâu tóm hãng du thuyền xa xỉ Sunseeker
- 01-06-2013Công ty Trung Quốc bất ngờ thâu tóm DN sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới
- 21-05-2013“Made in China” thất bại, Trung Quốc lén lút thâu tóm thương hiệu ngoại
- 25-04-2013Trung Quốc thâu tóm hãng đồng hồ đắt tiền Thụy Sĩ
Ngay trong năm 2016, General Electric đã bán lại mảng kinh doanh thiết bị của mình cho công ty Haier ở Thanh Đảo, Trung Quốc. Công ty Zoomlion của Trung Quốc cũng sẵn sàng cho một thương vụ với Terex Corporation. Công ty bất động sản và đầu tư Dalian Wanda cũng vừa công bố việc mua lại cổ phần sở hữu với hãng sản xuất Legendary Entertainment của Hollywood.
Mới đây nhất, ChemChina công bố thương vụ kỷ lục mua lại hãng thuốc trừ sâu Thụy Sĩ Syngenta trị giá 43 tỉ USD.
Theo Dealogic, riêng trong năm nay, các DN Trung Quốc đã thực hiện 82 thương vụ M&A, với tổng giá trị lên tới 72 tỉ USD. Con số này tăng vọt so với 55 thương vụ với tổng trị giá 6,2 tỉ USD cùng kỳ năm ngoái.
Nên nhớ rằng, năm ngoái cũng là một năm kỷ lục về M&A của các DN Trung Quốc. Có tổng cộng 607 thương vụ diễn ra với trị giá đạt 112,5 tỉ USD. Vậy mà chỉ mới hơn 1 tháng đầu năm 2016, các DN Trung Quốc đã đi được nửa chặng trên con đường phá kỷ lục 2015.
Vậy điều gì đang diễn ra?
- Lý giải đơn giản đó là các công ty Trung Quốc đang cần động lực mới để tăng trưởng khi nền kinh tế trong nước bắt đầu chậm lại. Họ làm điều này bằng cách mua các công ty mới.
Năm 2015, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chậm nhất trong vòng 25 năm qua.
Các thương vụ M&A của DN Trung Quốc tính tới 5/2 hàng năm.
Tuy nhiên, động lực tăng trưởng không phải là tất cả. Các DN Trung Quốc nỗ lực M&A hơn còn để thâm nhập tốt hơn vào thị trường.
"Một trong những động lực chính để tiến hành các vụ thâu tóm xuyên biên giới là để xâm nhập những thị trường mới, thương hiệu, công nghệ, R&D mới và trong một vài trường hợp, đế tạo ra các chuỗi cung ứng sản phẩm bán cho các mạng lưới phân phối ngay trong Trung Quốc", Vikas Seth, nhà phân tích thuộc Credit Suisee chia sẻ.
"Chúng tôi cho rằng việc thâu tóm sẽ tiếp tục được duy trì kể cả khi Trung Quốc đang tiến hành cải cách nền kinh tế", Seth cho biết thêm.
Những DN đi thâu tóm bao gồm các DN nhà nước, các quỹ đầu tư Nhà nước và tư nhân, cũng như các DN lớn trong nước.
Chẳng hạn trong thương vụ với GE nêu trên, Haier sẽ có thể xâm nhập vào cả 2 thị trường (Trung Quốc và Mỹ) cũng như các thương hiệu của GE. Trong khi đó, với thương vụ của Syngenta, ChemChina sẽ sở hữu công nghệ và các thành tự R&D quan trọng.
Còn với việc mua lại Legendary Entertainment, Dalian Wanda có thể đẩy mạnh những nội dung phim ảnh do mình sản xuất.
Thách thức
Cũng giống như bất kỳ thương vụ nào, xu hướng đang nở rộ của các DN Trung Quốc sẽ có lợi cho phố Wall.
Năm ngoái, các ngân hàng đầu tư kiếm được 558 triệu USD nhờ những thương vụ M&A của DN Trung Quốc. Năm nay, tính tới ngà 5/2, con số này đã đạt 121 triệu USD.
Mặc dù vậy, cũng sẽ có hàng loạt những thách thức mà các thương vụ này tạo ra, đặc biệt là với nước Mỹ.
Những thương vụ M&A tại Mỹ phải chịu sự quản lý của Ủy ban đầu tư Nước ngoài của Mỹ (CFIUS). Gần đây, Ủy ban này đã ngăn chặn thương vụ trị giá 3,3 tỉ USD giữa bóng đèn Philips với một nhóm các nhà đầu tư châu Á.
Giá trị các thương vụ M&A của DN Trung Quốc qua các năm. Năm 2016 mới diễn ra được 2 tháng nhưng tổng giá trị thương vụ đã bằng hơn nửa so với năm 2015 và vượt qua năm 2014.
Có những vấn đề sẽ xảy ra. Đó có thể là xung đột văn hóa khi các công ty phương Tây về chịu sự quản lý của các DN Trung Quốc.
Ngoài ra, các DN Trung Quốc cần phải được chính phủ nước này ủng hộ mới có thể thực hiện các thương vụ với DN nước ngoài.
Các DN nước này cần phải được chính phủ phê duyệt mới có thể đổi ra đủ ngoại tệ để trả cho các thương vụ thâu tóm của mình. Đấy là chưa kể, thực tế người đứng đằng sau nhiều vụ thâu tóm lớn của DN Trung Quốc là Chính phủ nước này.
Những động thái trong năm qua cho thấy, chính phủ Trung Quốc dường như cũng đang đồng tình với xu hướng này, và điều đó sẽ mở đường cho nhiều thương vụ DN Trung Quốc thâu tóm DN ngoại trong năm nay.
Trí Thức Trẻ/CafeBiz