Lãnh đạo hàng đầu của
các nền kinh tế thuộc G20 cho rằng các ngân hàng cần tăng vốn mạnh
để có thể ngăn khủng hoảng tài chính lặp lại.
Ngoài ra các nhà lãnh
đạo cũng đưa ra biện pháp linh hoạt hơn để khuyến khích các ngân hàng
thay đổi.
Theo dự thảo đưa ra tại
G20, đến cuối năm 2012, các nước cần áp dụng tiêu chuẩn mới và ngân
hàng vì thế sẽ có thể tăng vốn trong giai đoạn chuyển dời này.
Các ngân hàng cần tăng
vốn cấp 1 để ứng phó tốt hơn với một cuộc khủng hoảng mới mà không
cần đến hỗ trợ từ chính phủ.
Lãnh đạo các nền kinh tế
hàng đầu hỗ trợ Ủy ban Basel
trong việc tính toán về lượng vốn cần thiết mà các ngân hàng cần
để vượt qua khó khăn.
Theo tính toán của ngân
hàng UBS AG, tổng lượng vốn mà các ngân hàng cần là khoảng 375 tỷ
USD.
Trong nhóm G20, chính phủ
Mỹ vận động đưa ra quy định vốn khắt khe hơn trong khi đó lãnh đạo các
nền kinh tế châu Âu lại cố gắng có một giai đoạn chờ đợi.
Các ngân hàng cung cấp
khoảng 75% tín dụng cho kinh tế châu Âu, trong khi đó tại Mỹ nguồn tín
dụng lại chủ yếu đến từ thị trường chứ không phải các ngân hàng.
Thay đổi gần đây đến từ
Basel III bắt nguồn từ việc G20 hối thúc Ủy ban đưa ra biện pháp cải thiện chất lượng
và số lượng vốn của các ngân hàng, thắt chặt yêu cầu thanh khoản.
Minh Tú
Theo Bloomberg
ngocdiep