MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá dầu giảm, các nhà thám hiểm Bắc cực nản chí

27-01-2015 - 09:54 AM | Tài chính quốc tế

Giá dầu giảm là một đòn chí mạng đối với các công ty đang tìm kiếm dầu ở bắc cực - vùng đất vốn đặt ra nhiều thách thức bởi chi phí cao, những quan ngại về môi trường và khó khăn kỹ thuật.

- Bắc Cực chiếm hơn 20% nguồn dầu khí chưa được khai thác trên toàn thế giới

- Giá dầu thô Brent đang được giao dịch ở mức 45 USD một thùng là một đòn chí mạng giáng xuống đầu chính phủ và các công ty mang hi vọng có thể thu lợi lớn từ Bắc cực hoang sơ. 

Khi Statoil ASA (STL) giành được tấm giấy phép cuối cùng trong số 3 giấy phép khai thác ở vùng biển ngoài khơi phía Tây Greenland trong tháng 1/2012, giá dầu đang ở mức 110 USD/thùng và do đó việc khai thác các vùng băng trôi càng trở nên hấp dẫn.

Tuy nhiên, chưa đầy 2 năm sau, giá dầu giảm gần một nửa và Statoil – tập đoàn dầu khí đến từ Na Uy hiện đang hoạt động tích cực nhất ở Bắc cực – đang dần nản chí khi chưa thể tìm thấy giếng dầu nào.

Theo Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, Bắc cực (kéo dài từ Nga, Nauy, Greenland tới Mỹ và Canada) chiếm hơn 20% nguồn dầu khí chưa được khai thác trên toàn thế giới, được ước tính có trữ lượng 134 tỉ thùng dầu thô và các chất lỏng khác cùng với 1.669 nghìn tỉ feet khối (1 feet khối tương đương 0,028 m3) khí tự nhiên. Theo thống kê năng lượng thế giới của BP, số lượng này gần bằng trữ lượng đã được chứng minh của Iraq tính đến cuối năm 2013 và và nhiều gấp rưỡi số khí đốt của Nga.

Tuy vậy, các nhà thám hiểm mang trong mình hi vọng giành được một phần thưởng từ Bắc cực vấp phải rất nhiều khó khăn trong nhiều năm trời.

Sau khi đổ 6 tỉ USD tìm kiếm dầu ở vùng ngoài khơi Alaska trong hơn 8 năm, trong tháng 10, Royal Dutch Shell Plc (RDSA) đã phải xin gia hạn giấy phép bởi những trắc trở như dàn khoan bị kẹt hay các vụ kiện cáo đe dọa việc trì hoãn khai thác. Cairn Energy Plc (CNE) mất hơn 1 tỉ USD thám hiểm bờ biển phía tây Greenland trong năm 2010 và 2011 mà không có bất kì phát hiện thương mại nào, và OAO Gazprom (OGZD) đã xếp xó việc khai thác khí đốt Shtokman ở biển Barents chính vì các thách thức chi phí.

Tương tự, Dong Energy A/S và GDF Suez đã trả lại giấy phép khi việc khai thác ngày càng tốn kém, theo thông tin đăng tải trên tờ Politiken của Đan Mạch.

Thực tế, giá dầu thô Brent đang được giao dịch ở mức 45USD một thùng là một đòn chí mạng giáng xuống đầu chính phủ và các công ty mang hi vọng kiếm trác từ Bắc cực hoang sơ. Điều này cũng đe dọa đến tầm quan trọng của lĩnh vực đã từng đặt ra nhiều thách thức bởi chi phí cao, quan ngại về môi trường, khó khăn kĩ thuật và trong trường hợp của Nga, là các biện pháp trừng phạt quốc tế

Tổ chức môi trường Greenpeace đã chiếm các giàn khoan từ Norway đến Nga, với lập luận rằng bất kì sự rò rỉ nào cũng có thể dẫn đến thiệt hại không cứu vãn được đến hệ sinh thái đang nuôi dưỡng động vật từ gấu bắc cực đến chim, cá. Việc chính phủ ban hành các chính sách môi trường nghiêm khắc hơn dẫn tới đóng băng các lĩnh vực kinh tế biển như tiền gửi Bắc cực khiến tâm lý các nhà đầu tư hoang mang.

Việc các công ty dầu mỏ cắt giảm chi tiêu nhằm đương đầu với giá giảm đồng nghĩa với việc các dự án tốn kém và đầy rủi ro ở Bắc cực rơi ra khỏi danh sách ưu tiên ngay cả khi giá dầu thô phục hồi.

Statoil, vốn đã tiến hành cắt giảm chi phí để gia tăng thu nhập cho các cổ đông trước cả khi giá dầu bắt đầu giảm vào năm ngoái, báo hiệu họ sẽ trì hoãn dự án Johan Castberg lần thứ ba. Đây là dự án nằm ở khu vực biển Barents của Na Uy. Mặc dù có khí hậu ôn hòa hơn các nơi khác của bắc cực, vùng biển này vẫn khá hẻo lánh với cơ sở hạ tầng và logistics nghèo nàn.

Phát ngôn viên Rostad của Statoil cho hay họ đã thất bại trong việc gia tăng hiệu quả các nguồn lực sau khi khoan giếng dầu thứ 9 ở vùng biển Barents năm ngoái. Họ cũng không đưa ra bình luận cho các kế hoạch khai thác vào năm 2015 cho tới khi thị trường vốn được cập nhật vào ngày 6/2 tới.

Erik Holm Reiso, đối tác của công ty tư vấn năng lượng có trụ sở ở Oslo, Rystad Energy AS, cho biết: “các quyết định đầu tư phát triển khai thác kiểu này sẽ khó thành công trong vòng 2 năm tới, tuy nhiên chúng tôi tin rằng giá dầu không thể giảm mãi như thế và hơn hết, vận mệnh của biển Barents phụ thuộc vào số lượng các nguồn tài nguyên khai thác được”.

Thanh Trà

Thu Hương

Bloomberg

Trở lên trên