MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hành tây, thước đo lạm phát của Ấn Độ

26-07-2013 - 14:33 PM | Tài chính quốc tế

Ấn Độ hiện đang phải đối mặt với cuộc lạm phát lương thực trầm trọng.

Vì giá táo quá đắt nên Shilpa Gethe đành phải chọn mua chuối để thay thế, còn hành tây thì không còn lựa chọn nào khác tốt hơn. Gethe, bà nội trợ 32 tuổi sống ở ngoại ô Mumbai, Vashi, Ấn Độ, đã phải mua hơn 4 pound hành tây cho một tuần. Hai tháng trước, một pound hành có giá 10 rupee và từ đó giá đã nhảy gấp đôi. Trước đây, một lượng rau quả trị giá 500 rupee là đủ dùng trong một tuần nhưng bây giờ chỉ còn hai ngày, đôi khi ít hơn. 

Giá hành tây ở Delhi
 
Cuộc lạm phát nhiều năm nay của Ấn Độ được phản ánh bởi một mặt hàng bình dị: hành tây. Ngày 15/7, Bộ Thương Mại báo cáo giá hành tây đã tăng 114% kể từ tháng 6 năm 2012. Lạm phát giá tiêu dùng từ đó cũng tăng 9,9%. Đây là con số cao nhất trong các nước BRIC (Brazil: 6,7%, Nga: 6,9%, Trung Quốc: 2,7%).

Thủ phạm chính là giá thực phẩm tăng cao. Những mặt hàng khác như cà chua cũng ghi nhận một mức tăng vọt trong giá cả, nhưng hành tây mới là sản phẩm lạm phát đứng đầu quốc gia. Rau quả là nguyên liệu quan trọng cho các bữa ăn nước này. Mức tiêu thụ hàng năm tính theo đầu người là 18,1 pound năm 2009, con số được cung cấp bởi Hiệp hội Hành Tây quốc gia, một nhóm thương mại đặt lại Colorado. Ấn Độ là nước sản xuất rau thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc.

Thước đo chính trị

Hành tây còn đóng một vai trò to lớn trong nền chính trị Ấn Độ. Năm 1980, đảng Quốc Đại thắng cử vì bình ổn được giá hành tây đang leo thang mạnh mẽ. Năm 1998, đảng Đối lập mất quyền kiểm soát New Delhi khi cuộc khủng hoảng thiếu hành tây đã đẩy giá tăng cao vút. "Giá hành tây tăng cao gây nên tâm lý tiêu cực rất lớn, nhất là những người nghèo vì họ là một thành phần quan trọng trong giỏ tiêu dùng", N.R Bhanummurthy, giáo sư tại Học viện Chính sách và Tài chính công Quốc Gia, New Delhi phát biểu.

Lạm phát là "thuế lũy thoái và người nghèo phải hứng chịu nhiều nhất", Duvvuri Subbarao, người đứng đầu Ngân hàng dự trữ Ấn Độ, nêu ý kiến trong một bài phát biểu tại London ngày 17 tháng 7. Thật không may cho những người nghèo Ấn Độ, những gì Subbarao có thể làm để khống chế giá hành hay những thực phẩm khác là quá ít. Từ năm 2010 đến 2012, ngân hàng Trung ương Ấn Độ tăng lãi suất gần 4% và giá thực phẩm mới chỉ giảm nhẹ từ đầu năm nay.

Khi người ta giàu lên

Lạm phát lương thực ở Ấn Độ đã thể hiện khả năng điều chỉnh yếu kém của nền kinh tế vĩ mô truyền thống. Khi người Ấn Độ giàu lên, họ tiêu thụ ít ngũ cốc hơn như lúa mạch, và chuyển sang những thực phẩm giàu vitamin và protein hơn như hành tây và gà. Đó là lý do tại sao những thực phẩm này lại tăng giá nhanh hơn so với ngũ cốc trong những năm gần đây. Dù nhu cầu với các mặt hàng dễ hỏng như rau, thịt vẫn đang tăng lên, chính phủ cũng đã không tìm ra giải pháp dự trữ cho những năm khủng hoảng.
 
Tập quán canh tác lạc hậu

Thị hiếu của người Ấn Độ có thể thay đổi nhưng cách thức họ trồng lương thực thì muôn thủa vẫn vậy. Những mảnh đất nhỏ với tập quán canh tác lạc hậu đã khiến cho việc sản xuất hành tây chìm xuống trong nhiều năm. Mỗi héc-ta chỉ cho ra 14,2 tấn hành tây, thấp hơn so với con số 22 tấn ở Trung Quốc, số liệu lấy từ Ban Làm Vườn Quốc Gia Ấn Độ. Người nông dân Ấn Độ không đủ khả năng để xây dưng hệ thống thủy lợi nên giao phó cuộc sống của mình cho thời tiết. Mưa nhiều chính là vấn đề lớn trong những năm qua. Năm 2010, sản lượng hành tây của ba bang đứng đầu là Maharashtra, Gujarat, Karrnatake giảm 20% sau hai năm mưa nhiều, góp phần gây ra cuộc khủng hoảng hành tây.

Cơ sở hạ tầng yếu kém

Cơ sở hạ tầng cũng là một vấn đề. Giao thông đường sá không đáp ứng được lượng người di chuyển vào các thành phố. Rau quả không còn tươi ngon khi được chuyển lên thành phố nữa. Theo một bài báo của Ngân hàng Dự trữ năm 2011, khoảng 40% số lượng rau, quả bị thối trước khi được bán ra.

Ngoài các yếu tố trên, Ramdev, một nhà cung cấp rau tại Vashi còn nghi ngờ rằng các tay trung gian đang kích giá lên để lợi dụng sự thiếu hụt. "Tôi không thể hiểu nổi tại sao giá hành tây lại tăng khủng khiếp đến thế, thật bất thường!" Tiếp bước chính quyền trước đó, chính phủ hiện đang cân nhắn lệnh cấm xuất khẩu hành tây tạm thời. Có thể đây là một giải pháp nhanh và ít tốt kém hơn nâng cấp đường xá, rút ngắn chuỗi cung hay xây dựng kho trồng điều khiển khí hậu. Tuy nhiên, các bà nội trợ Ấn Độ vẫn sẽ còn phải chờ đợi lâu dài.

Thùy An

huongnt

Business Week

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên