MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khối lượng giao dịch của các quỹ ETF lớn hơn GDP Mỹ

02-08-2015 - 09:00 AM | Tài chính quốc tế

Năm ngoái, tổng lượng cổ phiếu giao dịch qua quỹ ETF trên thị trường đạt tới 18,2 nghìn tỷ USD. Điều này có nghĩa là, giá trị cổ phiếu giao dịch thông qua ETF hiện nay còn lớn hơn GDP Mỹ là 17,4 nghìn tỷ USD. Thật đáng buồn cả hai con số trên đều thấp hơn nợ công Mỹ là 18,5 nghìn tỷ USD

Gần đây, sự kiện các Quỹ hoán đổi danh mục (Exchange-trade fund) hay còn gọi tắt là quỹ ETF đã vượt mặt các quỹ đầu cơ (hedge fund) về mặt tài sản khiến nhiều người sửng sốt. Tuy nhiên, ETF còn vượt trội hơn ở một khía cạnh khác: khối lượng cổ phiếu giao dịch qua quỹ này.

Năm ngoái, tổng lượng cổ phiếu giao dịch qua quỹ ETF trên thị trường đạt tới 18,2 nghìn tỷ USD, theo số liệu từ sàn giao dịch chứng khoán New York và Bloomberg, như vậy tăng 17% so với năm trước nữa và nhiều hơn 3 lần so với 10 năm trước đây. Điều này có nghĩa là, lượng tiền trao tay thông qua ETF hiện nay còn lớn hơn GDP Mỹ là 17,4 nghìn tỷ USD. Thật đáng buồn cả hai con số trên đều thấp hơn nợ công Mỹ là 18,5 nghìn tỷ USD

Các quỹ ETF có tài sản lên tới 2.100 tỷ USD. Lợi nhuận từ quỹ ETF là khoảng 870% một năm lớn hơn gấp 4 lần lợi nhuận cổ phiếu Mỹ (chỉ khoảng 200%).

Sự gia tăng khối lượng giao dịch thông qua quỹ ETF là do sự góp mặt của cả khối khách hàng quen và khách hàng lạ, những người chỉ muốn lao vào và rút lui một cách gọn lẹ từ các cổ phiếu vốn hóa nhỏ tới các trái phiếu lợi tức cao. Khối lượng giao dịch qua quỹ ETF càng tăng thì càng thu hút nhiều nhà đầu tư.

Đứng đầu các giao dịch mạo hiểm là Công ty quản lý quỹ SPDR S&P 500 ETF (SPY) với giá trị giao dịch mỗi ngày là 6 nghìn tỷ USD chiếm 1/3 tổng giá trị giao dịch mỗi ngày của các quỹ ETF. Giá trị giao dịch mỗi ngày lên tới 24 tỷ USD, cao hơn 4 lần giá trị giao dịch tất cả các loại cổ phiếu khác trên toàn cầu. Với 177 tỷ USD tài sản, mức lợi suất theo năm của SPY ở mức "không thể tin được" với 4 con số 3.400%.

Ngoài SPY, ETFs còn được góp mặt 3 trong số 4 quỹ hoạt động mạnh nhất với iShares Russell 2000 ETF (IWM) và Powershares QQQ Trust (QQQ) với tổng giá trị giao dịch trên 3 tỷ USD mỗi ngày. Ngoài các giao dịch cổ phiếu thì không thể không kể đến sự góp mặt của khối lượng giao dịch trái phiếu kho bạc EFT iShare 20+ (TLT), với giá trị giao dịch mỗi ngày là 1,1 tỷ USD, nhiều hơn giá trị giao dịch của cổ phiếu Citigroup. Khối lượng giao dịch TLT cho thấy sức hút của Trái phiếu cũng không kém cạnh cổ phiếu.

VelocityShares Daily Inverse VIX Short-Term ETN (XIV) có tổng trị giá giao dịch 830 triệu USD mỗi ngày. Nhiều hơn giá trị giao dịch các cổ phiếu Blue chip như Johnson & Johnson và Wal-Mart. Hơn hết, thực tế là cổ phiếu XIV chỉ có 675 triệu USD trong tài sản, điều đó có nghĩa là lợi suất một ngày ở mức 122%, tương đương với 31.000% mỗi năm.Khi mà bạn có thể tiêu hóa hết những con số khổng lồ kia, thì hãy cố hiểu thêm rằng cổ phiếu XIV sẽ tăng đến 325% trong 5 năm tới.

Vậy, kết quả đằng sau những giao dịch này là gì?

Một mặt, đó là một tin tốt lành cho phố Wall vì điều này có nghĩa là các nhà tạo lập thị trường thu được khoảng 9 tỷ USD doanh thu từ các giao dịch qua ETF dựa trên chênh lệch trung bình giá mua vào/bán ra 0,05% (sau khi đã điều chỉnh theo tài sản).

Nhưng, đó có phải là tin tốt lành đối với Phố chính thì còn phải xem xét. Nếu các nhà đầu tư cá nhân có thể chống đỡ được sự quyến rũ của các giao dịch, thì sự tăng giá có lẽ là điều tốt cho họ, vì nó làm giảm giá đi vòng bằng cách thắt chặt khoảng chênh giá mua và giá bán. Điều này có thể nhìn thấy trong thực tế, hiện nay hơn 200 cổ phiếu ETF với chênh lệch mua vào/bán ra là 0.03% hoặc ít hơn. Cùng với chi phí phát hành thấp (không thuế thu nhập tài sản) và một giao dịch dễ chịu ra đời.

Nhưng nếu các nhà đầu tư các nhân không thể chống lại cám dỗ àm nhảy vào thực hiện giao dịch ngu xuẩn, thì điều đó chả khác nào tự đổ tiền vào túi giới đầu tư phố Wall, giống như John Bogle đã từng tuyên bố rằng “ETF tiếp tay cho kẻ phá bĩnh trận đấu”.

 

Thảo Trang

Bloomberg

Trở lên trên