MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kinh tế thế giới 2015: Ai thắng, ai thua?

31-12-2015 - 10:05 AM | Tài chính quốc tế

Những “con hổ Celtic” trỗi dậy, Trung Quốc loạng choạng nhưng vẫn trong top dẫn đầu, Brazil và Nga lún sâu vào suy thoái

Khi nhìn lại những con số tổng kết một năm vừa qua, có thể dễ dàng nhận thấy 2015 lại tiếp tục là một năm đầy thất vọng đối với kinh tế thế giới.

Bất chấp các NHTW liên tục bơm thanh khoản vào thị trường, giá các loại tài sản không thể nhích lên. Dầu thô lại lao dốc nhưng người ta chẳng thể nhìn thấy lạm pát.

2015 cũng là một năm thế giới chứng kiến nhiều sự khác biệt. Trong khi giá hàng hóa sụt giảm khiến các thị trường mới nổi lớn như Nga và Brazil lao đao, một số nền kinh tế mới nổi khác như Ấn Độ và Việt Nam đã gây ngạc nhiên khi đạt được những kết quả khả quan. Còn ở nhóm nước phát triển, thị trường việc làm tăng trưởng tốt cho phép Fed thắt chặt chính sách lần đầu tiên kể từ 2006, trong khi nước láng giềng của Mỹ là Canada lại uể oải.

Hôm nay là ngày cuối cùng của năm 2015 và hãy cùng nhìn lại những kẻ thắng, người thua trong một năm vừa qua:

Những gam màu sáng tối:

Trong các nền kinh tế phát triển, những quốc gia nhỏ bé hơn ở châu Âu lại tăng trưởng tốt nhất. GDP của Ireland tăng 7% trong quý III – cao hơn cả của Trung Quốc và cao hơn rất nhiều so với mức 1,6% của eurozone.


Tăng trưởng ở nhóm nước phát triển

Tăng trưởng ở nhóm nước phát triển

 

Ngược lại, bức tranh ở Phần Lan mờ nhạt hơn. Thành viên nằm xa nhất ở cực Bắc và cũng là nước chỉ trích Hy Lạp nhiều nhất trong suốt các cuộc đàm phán cứu trợ của nước này đang trải qua thời kỳ khó khăn vì các ngành sản xuất giấy và đồ điện gia dụng đang trì trệ. Xuất khẩu sang thị trường Nga sụt giảm cũng ảnh hưởng đến kinh tế Phần Lan.

Ở các nước mới nổi, những nền kinh tế vượt trội bao gồm Việt Nam, Tanzania và … Trung Quốc. Dù 5.000 tỷ USD đã bốc hơi khỏi TTCK Trung Quốc và GDP tăng trưởng ở tốc độ thấp nhất trong 25 năm, so với các nước khác thì Trung Quốc vẫn tăng trưởng vượt trội.


Diễn biến ở các thị trường mới nổi

Diễn biến ở các thị trường mới nổi

Kinh tế Ấn Độ cũng tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý III vừa qua, với GDP tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Quý trước đó GDP của Ấn Độ cũng tăng trưởng 7%.

Ngược lại, Nga đang hướng tới chuỗi suy giảm dài nhất trong 2 thập kỷ mà nguyên nhân chủ yếu là bởi giá dầu. Brazil đối mặt với giá hàng hóa lao dốc, bê bối tham nhũng và thâm hụt ngân sách ngày càng lớn. Goldman Sachs cảnh báo rằng nước này đang chìm vào suy thoái.

Có một đất nước vắng mặt trong danh sách những nền kinh tế tệ nhất: Venezuela. Nguyên nhân là vì NHTW nước này vẫn chưa công bố số liệu GDP.

Đất nước đặc biệt:


Nhật Bản đã trải qua 3 cuộc suy tóoái kể từ năm 2006 và vừa tránh được một cuộc trong quý III vừa qua

Nhật Bản đã trải qua 3 cuộc suy tóoái kể từ năm 2006 và vừa tránh được một cuộc trong quý III vừa qua

Nhật Bản được nhắc đến như một trường hợp đặc biệt. Sau khi điều chỉnh số liệu, GDP của nước này tăng trưởng trong quý III thay vì suy giảm như ước tính ban đầu, có nghĩa là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới sẽ tránh được cuộc suy thoái lần thứ 2 trong 3 năm. Một số chuyên gia kinh tế nhận định điều này có nghĩa là kinh tế Nhật Bản đang trên đà cải thiện, mặc dù vẫn còn nhiều thử thách ở phía trước.

Tỷ lệ thất nghiệp:


Các nước từ phát triển đến mới nổi đã tìm thấy sự ổn định trên thị trường lao động

Các nước từ phát triển đến mới nổi đã tìm thấy sự ổn định trên thị trường lao động

Khác với số liệu về GDP, số liệu về thị trường việc làm trên toàn thế giới vẽ nên một bức tranh phức tạp.

Tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất có thể được tìm thấy ở những quốc gia như Nhật Bản và Thụy Sĩ, hoặc Thái Lan và Singapore. Tuy nhiên, những nước Tây Âu vẫn không thể giảm tỷ lệ thất nghiệp. Mức thất nghiệp hai con số ở Hy Lạp và Tây Ban Nha nhấn mạnh những thách thức mà những nước này gặp phải.

 

 

Thu Hương

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên