MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lạm phát đang tăng nhanh tạo sức ép tăng lãi suất ở Mỹ

21-02-2016 - 08:38 AM | Tài chính quốc tế

Những tín hiệu tích cực từ thị trường việc làm cộng với sự gia tăng nhanh chóng của chỉ số giá tiêu dùng dự kiến sẽ khiến FED tiếp tục có những cuộc thảo luận căng thẳng cho việc có nên tăng lãi suất hay không vào giữa tháng 3 tới.

Theo công bố mới đây vào ngày 19/02/2016 của Bộ Lao Động Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ đã tăng 1,4 phần trăm so với năm trước vào tháng Giêng năm 2016, sau khi tăng 0,7 phần trăm trong tháng trước đó. Tỷ lệ lạm phát tăng tốc trong tháng thứ tư liên tiếp, đạt mức cao nhất kể từ tháng Mười năm 2014 và vượt qua kỳ vọng thị trường tăng 1,3 phần trăm, do giá thuê nhà, chăm sóc y tế và giao thông vận tải, trong khi chi phí năng lượng giảm với tốc độ chậm hơn.

Lạm phát cơ bản đạt mức cao nhất trong 15 tháng qua. Loại trừ thực phẩm và năng lượng, Lạm phát cơ bản hàng năm tăng tốc trong tháng thứ ba liên tiếp đến 2,2 phần trăm, con số cao nhất kể từ tháng 6 năm 2012.

Theo tháng, giá tiêu dùng đi ngang do các chỉ số chung cho tất cả các mặt hàng được bù đắp bằng giá thực phẩm và năng lượng. Chỉ số năng lượng giảm 2,8 phần trăm và một trong những thực phẩm không thay đổi trong tháng Giêng. Các chỉ số thực phẩm từ bên ngoài tăng, nhưng chỉ số thực phẩm tại nhà giảm trong tháng thứ ba liên tiếp nhờ năm trong số sáu chỉ số nhóm thực phẩm cửa hàng tạp hóa lớn giảm. Giá tiêu dùng (Không bao gồm thực phẩm và năng lượng) tăng 0,3 phần trăm trong tháng Giêng. Sự gia tăng diễn ra trên diện rộng, với hầu hết các thành phần chính tăng, mức tăng lớn đóng góp nhiều nhất vào chỉ số tiêu dùng nhất thuộc về các chỉ số cho chỗ ở (0,3 phần trăm) và chăm sóc y tế (0,5 phần trăm).

Trong báo cáo việc làm ngày 18/01/2016, báo cáo về số lượng đơn trợ cấp thất nghiệp của Mỹ đã giảm mạnh so với dự báo, giảm 7000 người so với tuần trước. Giảm từ mức 269.000 xuống còn 262.000 gây ngạc nhiên đối với dự báo 275.00 người của các nhà phân tích. Đây được cho là tín hiệu tích cực của thị trường việc làm tại Mỹ.Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ trong tháng 1/2016 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 8 năm.

Trong tháng trước, các nhà làm chính sách Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã lo ngại rằng các điều kiện tài chính ngày càng căng thẳng trên toàn cầu có thể tác động đến nền kinh tế Mỹ và đã xem xét thay đổi lộ trình nâng lãi suất trong năm 2016. Hầu hết các nhà làm chính sách đều kỳ vọng Fed sẽ nâng lãi suất và thậm chí còn thảo luận về việc có nên nâng lãi suất trong tháng 1/2016, nhưng sau một cuộc thảo luận dài về các rủi ro toàn cầu, họ cho rằng các điều kiện tài chính khó khăn hơn có thể “gần như tương đương với” việc tiếp tục nâng lãi suất.

Các quan chức Fed cũng đồng ý rằng việc thay đổi triển vọng kinh tế Mỹ lúc này là quá sớm, đồng thời cho biết sẽ theo dõi sát các diễn biến kinh tế toàn cầu cũng như giá dầu và cổ phiếu.

Việc nhiều ngân hàng trung ương đang thực hiện các chương trình lãi suất âm và nới lỏng định lượng (QE) đang là rào cản lớn đối với kế hoạch tăng lãi suất tại Mỹ. ​Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã áp dụng mức lãi suất -0,1% với khoản dự trữ vượt mức của các tổ chức tài chính đang gửi tại đây. Châu Âu cũng vừa phát đi tín hiệu sẵn sàng tung ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế. Trong khi đó, giới đầu cơ thì phân tích rằng Ngân Hàng Nhân Dân Trung Quốc (PBOC) đang cạn kiệt dự trữ và sẽ tiến hành nới lỏng định lượng trong thời gian tới

Sự suy yếu gần đây của đà tăng trưởng toàn cầu và sự giảm sâu của thị trường chứng khoán đã khiến Fed xem xét rút lại tín hiệu từng phát đi trong tháng 12 rằng cơ quan này có thể nâng lãi suất 4 lần trong năm nay. Các quan chức Fed nhấn mạnh họ muốn nhận thấy “chứng cứ trực tiếp” rằng lạm phát đang tăng về mức 2% trước khi họ ủng hộ lần nâng lãi suất tiếp theo.

Tuy nhiên, với những tín hiệu tích cực từ thị trường việc làm cộng với sự gia tăng nhanh chóng của chỉ số giá tiêu dùng vừa mới được công bố dự kiến sẽ khiến FED tiếp tục có những cuộc thảo luận căng thẳng cho việc có nên tăng điểm số lãi suất trong thời gian tới hay không vào giữa tháng 3 tới đây.

Các thị trường chứng khoán lớn đã có phiên giảm điểm trở lại trong phiên giao dịch cuối tuần. Chỉ số Dow Jones giảm nhẹ 0.12% xuống còn 16.385 điểm, Nikei 225 giảm 1,45% xuống còn 15.967 điểm, DAX của Đức giảm 0,8% xuống còn 9338 điểm, FTSE giảm 0,36% xuống còn 5.950 điểm . Giá hàng hoá cũng sụt giảm vào cuối tuần, dầu thô giảm mạnh 3,35% xuống dưới 30 usd/thùng còn 29,71 Usd/thùng, vàng giảm gần 8 usd/oz xuống còn 1226Usd/oz.

Theo Huy Nguyên

Người đồng hành

Trở lên trên