MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Myanmar học được gì từ Việt Nam?

05-06-2013 - 12:15 PM | Tài chính quốc tế

Việt Nam cũng từng trải qua thời kỳ mở cửa mạnh mẽ như Myanmar hiện nay. Tuy nhiên, theo Don Lâm, Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital, tỷ lệ thất bại của những nhà đầu tư quá vội vã lên đến 90%.

Bún cá Mohinga - loại bún nấu trong nước lèo vị cá kết hợp với gừng và sả - là món ăn được đặc biệt ưa chuộng và thậm chí còn được coi là quốc thực của Myanmar. Chắc chắn món ăn đặc sắc giàu truyền thống này sẽ có mặt trên bàn tiệc của Diễn đàn kinh tế thế giới diễn ra trong tuần này. 

Trong khi Myanmar đang nổi lên là một “món ăn” hấp dẫn trên bản đồ kinh tế thế giới, quá vội vã khi đầu tư vào đây có thể ẩn chứa nhiều rủi ro. Đất nước này có rất nhiều tiềm năng phát triển. Toàn bộ dân số 60 triệu người gần như chưa sử dụng điện thoại di động. Myanmar là điểm trung chuyển hậu cần lý tưởng nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Bản thân đất nước này cũng rất giàu tài nguyên. Các luật lệ mới (trong đó có các chính sách như  cho phép nước ngoài sở hữu 100% cổ phần của các doanh nghiệp ở một vài lĩnh vực) cho thấy các chính trị gia Myanmar đang mở rộng cửa chào đón đầu tư nước ngoài. 

Nhận định Myanmar đang ở trong những ngày đầu của nền kinh tế sơ khai có thể là một cách nói giảm nói tránh: ở đây gần như không có mạng lưới ATM và có rất ít chi nhánh ngân hàng thương mại. 

Đứng trước những chuyển biến tích cực, nhà đầu tư nước ngoài vội vã đổ xô đến Myanmar thiết lập cơ sở kinh doanh.  Dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Myanmar tăng mạnh. Giám đốc của nhiều tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong mọi lĩnh vực (tài chính, tiêu dùng, kế toán và xây dựng) thường xuyên dừng chân tại các phòng khách sạn của Myanmar . Giá bất động sản ở Yangon tăng vọt, lên gần bằng với thủ đô Bangkok của Thái Lan – thành phố có trình độ phát triển cao hơn rất nhiều. 

Tuy nhiên, các nhà đầu tư rót tiền vào Myanmar nên chú ý đến những bài học được rút ra từ lịch sử kinh tế Việt Nam. Cách đây 2 thập kỷ, Việt Nam cũng trải qua thời kỳ mở cửa mạnh mẽ như Myanmar hiện nay. Tuy nhiên, theo Don Lâm, Tổng giám đốc Tập đoàn VinaCapital, tỷ lệ thất bại của những nhà đầu tư quá vội vã lên đến 90%. Vinacapital là một trong những công ty tài sản lớn nhất hoạt động ở Việt Nam. 

Ở Việt Nam, quá nhiều vốn ngoại đã tập trung vào số ít đối tác tiềm năng. Thêm vào đó, Việt Nam quá tập trung vào hiệu ứng nâng cao thu nhập dựa vào hàng hóa tiêu dùng. Kết quả là, quá nhiều vốn đổ vào các dự án rủi ro. Mô hình kinh doanh hàng hóa tiêu dùng kiểu phương Tây thất bại vì lực lượng người tiêu dùng không đủ mạnh trong một thập kỷ nữa. 

Nguồn vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã tăng mạnh trong giai đoạn 1988 – 1995 nhưng sau đó bắt đầu sụt giảm mạnh. Theo IMF, một phần nguyên nhân nằm ở chi phí quá cao và cơ sở hạ tầng yếu kém khiến lợi nhuận không còn ở mức hấp dẫn. Đồng thời, mặc dù khủng hoảng tài chính châu Á khiến nhà đầu tư nước ngoài không còn hứng thú với khu vực này, dòng vốn đổ vào Việt Nam hồi phục chậm hơn so với các nước láng giềng.

McKinsey đã ước tính tiềm năng của Myanmar có thể giúp nước này thu hút được khoảng 170 tỷ USD từ nay cho đến năm 2030. Các nhà đầu tư ngoại háo hức đầu tư vào Myanmar có thể giúp chuyển đổi nền kinh tế. Tuy nhiên, những người rót tiền quá sớm có thể nhận lại “trái đắng” chứ không phải “quả ngọt” như họ mong đợi. 

Thiên Bình

huongnt

WSJ

Trở lên trên