Nga sẽ bất ngờ trở thành "vị cứu tinh" cho giá dầu?
"Trong khi tất cả đều lo lắng về hậu quả của việc Iran được dỡ bỏ cấm vận, một vị cứu tinh cho giá dầu có thể bất ngờ xuất hiện - đó là Nga", Cây viết Sara Sjolin khẳng định.
- 20-01-2016Nạn nhân mới của giá dầu
- 20-01-2016Giá dầu giảm sâu, các hãng hàng không Nhật đồng loạt hạ giá vé máy bay
- 19-01-2016Trung Quốc đặt giá sàn bán lẻ xăng dầu
- 18-01-2016Giá dầu xuống đáy, Nga đối diện nguy cơ "thủng" ngân sách
- 18-01-2016Châu Á không sợ giá dầu giảm
Ông Ole Hansen, trưởng nhóm chiến lược hàng hoá của Ngân hàng Hà Lan Saxo Bank cho rằng, Nga không chỉ đang trên bờ vực cắt giảm sản lượng dầu mỏ của mình, mà còn có thể tạo ra một phản ứng dây truyền đối với những quốc gia sản xuất dầu mỏ khác trên thế giới.
Đánh giá trên của ông Hansen được đưa ra sau khi Công ty đường ống dẫn dầu quốc gia Nga Transneft tuyên bố, các công ty dầu mỏ của nước này có thể cắt giảm sản lượng xuất khẩu dầu mỏ xuống còn 6,4% năm 2016.
Gazprom cũng đã ngừng mua khí đốt tự nhiên của Turkmenistan từ ngày 1/1.
"Việc này đã gửi một tín hiệu tới các nước Ả Rập rằng: 'các vị, có thể chúng ta nên suy nghĩ lại về giá dầu, bởi giá dầu đã giảm 1/3 kể từ tháng 12 và điều này đã gây ra nhiều thiệt hại'. Vì thế, một hành động từ Nga trong lúc này có thể gây ra tác động nào đó".
Vài tháng trở lại đây, Ả Rập Xê-Út đã cương quyết giữ sản lượng ở mức cao, ngay cả khi giá dầu giảm từ 100 USD mùa hè 2014 xuống còn dưới 30 USD/thùng. Nguyên nhân một phần lớn là do Mỹ đẩy mạnh sản xuất dầu đá phiến trong khi nhu cầu toàn cầu sụt giảm.
Trong quá khứ, khi giá dầu sụt giảm, các quốc gia Trung Đông thường đóng vai trò điều tiết - cắt giảm sản lượng khi nhu cầu và giá dầu giảm và tăng sản lượng khi giá tăng. Còn giờ đây, các quốc gia này lại chỉ lo bảo vệ thị phần của mình, theo bà Sjolin.
Hồi tháng 12, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu Mỏ OPEC, vốn chịu ảnh hưởng lớn của Ả Rập, đã kêu gọi các quốc gia ngoài khối này đi tiên phong trong việc cắt giảm sản xuất. Lời "nhắc nhở" này được cho là nhằm trực tiếp vào Nga.
"Nếu Nga cắt giảm sản lượng thì chắc chắn đây sẽ là bước đầu tiên cần phải thực hiện để ổn định thị trường", ông Hansen đánh giá.
Ở thời điểm hiện tại, khi xuất khẩu dầu mỏ của Nga giảm 6,4% thì sản lượng thế giới giảm 460.000 thùng/ngày. Con số đó, theo ước tính của Cục quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ EIA ước tính ngày 12/1, chính là sản lượng dầu thô mà Iran sẽ xuất ra thị trường.
Ông Hansen nhận định, nếu sản lượng xuất khẩu của Nga giảm vào năm 2016 thì điều này có thể là "cứu cánh" cho thị trường đang dư thừa nguồn cung và rồi sẽ tới lúc "cầu bắt kịp cung".
Dù thế, chuyên gia này cũng thừa nhận, giá dầu trong ngắn hạn sẽ chưa thể được cải thiện.
Trí Thức Trẻ/Soha