MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngân hàng Trung Quốc: "Cuộc chiến trong bóng tối" (P1)

22-05-2014 - 08:44 AM | Tài chính quốc tế

Ở Trung Quốc, cho vay tín dụng xuất hiện với nhiều hình thức từ các nguồn khác nhau như quỹ ủy thác, công ty cho vay, tổ chức đảm bảo tín dụng, hay các quỹ tiền tệ trên thị trường.

Ở thành phố Trường Châu, cách một vài giờ lái xe từ Thượng Hải, công ty đóng tàu Yangzijang đang giao nhận 21 container từ một công ty hàng hải đến từ Canada. Dọc theo than tàu nổi bật dòng chữ: “Chúng tôi muốn trở thành công ty đóng tàu tốt nhất Trung Quốc.” Điều này không phải là không có cơ sở, công ty đạt mức lợi nhuận gần 3 tỷ nhân dân tệ (tương đương 481 triệu USD) năm ngoái, với 2/3 doanh thu kiếm được từ việc đóng tàu. Một phần ba còn lại đến từ việc cho các công ty khác vay vốn với vai trò chủ tín dụng. Hành động này giúp Yangzijang xâm nhập vào một lĩnh vực kinh doanh khác mang tên “ngân hàng ngầm”.

Một thập kỷ trước, các ngân hàng bình thường – hay còn được gọi là ngân hàng nhà nước, được kiểm soát chặt chẽ - đóng vai trò chủ đạo trong việc cho vay vốn ở Trung Quốc. Hiện nay, cho vay tín dụng xuất hiện với nhiều hình thức từ các nguồn khác nhau như quỹ ủy thác, công ty cho vay, tổ chức đảm bảo tín dụng, hay các quỹ tiền tệ trên thị trường… Tất cả đều được gọi chung là các “ngân hàng ngầm”. Mặc dù đa số các tổ chức này hoạt động hợp pháp, một vài thành phần có những hành vi lách luật để lợi dụng chênh lệch giữa mức lãi suất và số tín dụng được cung cấp bởi ngân hàng. 

Nhìn chung, các khoản vay từ ngân hàng chính thức vẫn chiếm tỷ lệ đa số so với các “ngân hàng ngầm”, giữ tốc độ tăng trưởng kinh ngạc mới được bình ổn gần đây. Tuy vậy, sự lan truyền của các hình thức “cho vay ngầm” cũng gây nhiều sự chú ý. Các “ngân hàng ngầm” đóng góp 1/3 trong tổng mức tăng trưởng vào năm ngoái, tăng hơn 50% so với năm trước đó.
 
Đến nay, hầu hết các lo ngại về hình thức “cho vay ngầm” ở Trung Quốc tập trung ở độ tin cậy của các tổ chức tín dụng. Với mức lợi nhuận hấp dẫn – cao hơn 10% so với các quỹ thông thường, họ dễ dàng huy động vốn từ các doanh nghiệp và cá nhân – những người tỏ ra thất vọng và không hài lòng với mức lãi suất trần được qui định bởi nhà nước. Sau đó họ lại cho những người khác vay vốn với lãi suất thậm chí cao hơn nhiều để hưởng chênh lệch. 

Đối tượng phải đi vay từ các quỹ “ngầm” thường không có khả năng vay từ các ngân hàng chính thông. Đặc biệt là ở trong các ngành công nghiệp nhiều biến động như bất động sản hay sắt thép, khi nhà nước nhận thấy dấu hiệu đầu tư quá tải các chính sách được đưa ra để kiềm chế nguồn vốn từ ngân hàng. Trên 2/5 các khoản vay của Yangzijiang là các công ty địa ốc từ các thành phố nhỏ của Trung Quốc; bất động sản chiếm 2/3 tổng số lượng tài sản thế chấp.

Nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu chững lại. Tốc độ tăng trưởng duy trì ở 7,6% trong hai năm gần đây – mức thấp nhất kể từ năm 1990. Mặc dù các nhà đầu tư có thể thu hồi vốn bằng cách này hay cách khác, nhiều giao dịch tín dụng đang có nguy cơ “vỡ nợ”. Giá trị các khoản vay đáo hạn phải trả trong năm nay lên đến 400 tỷ USD – trong khi những người đi vay muốn trì hoãn để tiếp tục quay vòng vốn. 

Nhiều nhà phân tích lo ngại các nhà đầu tư sẽ mất niềm tin vào các quỹ ủy thác và đòi thu hồi vốn. Điều này sẽ gây nên sự sụp đổ dây truyền trong nhiều ngành công nghiệp cũng như hệ thống tài chính. Nhiều người theo phái bi quan cho rằng với các hình thức tín dụng gia tăng lan tràn và mất kiểm soát như hiện nay, Trung Quốc sẽ sớm phải gánh hậu quả vỡ nợ tín dụng và khủng hoảng tài chính.

Thảo Phương

huongnt

Economist

Trở lên trên