MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngân hàng Trung Quốc: "Cuộc chiến trong bóng tối" (P2)

27-05-2014 - 12:36 PM | Tài chính quốc tế

“Thị trường vay vốn ngầm ở Trung Quốc như đang chơi trò mèo đuổi chuột vậy.

Những người theo trường phái lạc quan về kinh tế Trung Quốc cho rằng các quỹ tín thác được điều hành bởi cùng một hệ thống với các ngân hàng nhà nước - Ủy ban điều tiết ngân hàng quốc gia Trung Quốc (CBRC). Jason Bedford – một chuyên gia tự do đã từng làm việc trong nhiều công ty kiểm toán chỉ ra CBRC không chỉ có khả năng đánh giá chất lượng các quỹ tín dụng mà còn kiểm soát được sức ảnh hưởng của các quỹ này với ngân hàng nhà nước. CBRC cùng với các cơ quan quản lý gần đây đã tăng cường giám sát quỹ tín thác, yêu cầu minh bạch kế toán và hạn chế các giao dịch với ngân hàng.

Khi các cơ quan nhà nước ngày càng thắt chặt quản lý các quỹ tín thác, dòng vốn tiếp tục tìm đến các tổ chức “trung gian” ít bị kiềm chế hơn. “Thị trường vay vốn ngầm ở Trung Quốc như đang chơi trò mèo đuổi chuột vậy” Liu Yuhui – giám đốc công ty tài chính GF Securities cho biết.

CBRC có quyền quản lý hoạt động của ngân hàng hay các quỹ tín thác, nhưng không thể áp dụng điều này lên các công ty tài chính. Điều này đã tạo cơ hội để các công ty mở rộng phạm vi đầu tư và sở hữu tài sản một cách nhanh chóng; theo thống kê mức tài sản tăng từ 1,9 tỷ yuan năm trước đó lên 5,2 tỷ nhân dân tệ vào cuối năm ngoái. Theo một cách nào đó, các công ty này đang sử dụng vốn từ ngân hàng để thiết kế “các sản phẩm tín dụng hiệu quả” và bán lại cho các nhà đầu tư. Nói cách khác, họ đóng vai trò trung gian như các quỹ tín thác nói trên mà vẫn thoát khỏi các qui định kiểm soát. Tuy nhiên, cuộc “diễn tập” này cũng có tác dụng giúp ngân hàng né tránh nhiều hạn chế vay vốn.

Cánh cửa lách luật

Trust beneficiary rights products – TBRs (tạm dịch là Các khoản vay vốn dựa trên uy tín của người cho vay) cung cấp một giải pháp khác để né tránh các biện pháp kìm kẹp của cơ quan quản lý. Một ngân hàng đứng ra thành lập một công ty – phụ trách vay vốn từ một quỹ tín thác khác; sau đó công ty này lại trao lại quyền hưởng lợi nhuận từ khoản vay này lại cho ngân hàng. Từ đó giải pháp TBRs ra đời. Ngân hàng có thể tiếp tục giao dịch các TBRs với các ngân hàng đối tác khác. Ngài Bedford cho rằng mục đích của phương pháp này là làm cho các khoản vay rủi ro của công ty có vẻ an toàn như các giao dịch liên ngân hàng; do đó né tránh các hạn định về vay vốn và giảm thiểu mức thế chấp cần thiết.

Cho vay ủy thác là hình thức mới của hoạt động “vay vốn ngầm”. Biện pháp này liên quan đến việc luân chuyển dòng vốn giữa các công ty, đặc biệt là từ các công ty sở hữu nhà nước (SOEs) sang các công ty kém liên kết khác. Hiện nay, có rất nhiều công ty nhà nước cạnh tranh với Yangzijiang trong việc cung cấp vốn. Liu Hua – giám đốc tài chính của công ty đóng tàu cho biết năm ngoái, công ty của cô đã phải giảm lãi suất từ 15% xuống 10% để tăng tính cạnh tranh và thu hút khách hàng.

Tuy vậy, các khoản vay được ngân hàng đứng gia làm trung gian để giảm hạn mức cho vay qui định thường chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Theo thống kê, trong tháng 3 năm nay, giá trị của các khoản tín dụng ủy thác vào khoảng 239 tỷ yuan, tăng hơn 64 tỷ so với năm ngoái. Trong ba tháng đầu năm nay, các công ty huy động 716 tỷ nhân dân tệ thông qua các khoản tín dụng ủy thác; trong khi đó giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp được chỉ vào khoảng 385 tỷ nhân dân tệ.

Cho vay ủy thác không phải là hình thức vay vốn duy nhất giữa các công ty. Hàng Châu – quê hương của Alibaba và nhiều doanh nghiệp lớn khác là một trong những thành phố giàu nhất Trung Quốc. Nhưng hiện giờ nó đang phải gánh chịu một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ. Nhiều doanh nghiệp sắt thép và các công ty may mặc gặp khó khăn trong việc quay vòng vốn từ ngân hàng. Vì vậy, chính họ tự hợp sức lại với nhau.  Các báo cáo cho biết nhiều công ty đã hỗ trợ đảm bảo các khoản nợ của công ty khác, tạo thành mạng lưới phức tạp giúp cung cấp vốn kịp thời cho doanh nghiệp. Tuy vậy, việc nền kinh tế chững lại khiến nhiều công ty rơi vào tình trạng khủng hoảng tài chính, điều này có thể gây nên phản ứng dây truyền tiêu cực từ các doanh nghiệp yếu sang các công ty khỏe mạnh.

Các công ty sản xuất sắt thép ở Quảng Đông, các nhà máy hoá học ở Chiết Giang, các công ty sản xuất năng lượng và khai thác khoáng sản ở Tây An cũng áp dụng phát triển mạng lưới tương tự. Theo Tân Hoa Xã (Xinhua) – đài phát thánh chính thức của Trung Quốc, ở nhiều ngành công nghiệp việc đảm bảo tín dụng đã lan truyền từ các công ty ở “vòng đầu tiên” sang những nhà cung cấp vốn ban đầu – “vòng thứ hai” “thứ ba”; hay còn gọi là đảm bảo kép.

Tương tự như việc khủng hoảng ở các “ngân hàng ngầm” có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế; sự suy thoái trong một vài ngành công nghiệp có thể gây rắc rối cho các “quỹ vay ngầm” và gây nên tình trạng hỗn độn trên thị trường tài chính. Nhiều khoản vay tín nhiệm được đảm bảo bằng tài sản thế chấp, và nhiều nhà phát triển dựa vào “nguồn tài chính ngầm”. Tuy vậy, thị trường bất động sản phong phú của Trung Quốc đang có nhiều dấu hiệu hạ nhiệt, đặc biệt là ở các thành phố nhỏ. Nỗi sợ hãi gia tăng trước viễn cảnh rủi ro của tình trạng “bong bóng” bất động sản, kéo theo sự sụp đổ của các dòng “tài chính ngầm”, cuối cùng khóa chặt tín dụng và đẩy giá tài sản lên cao khiến nền kinh tế càng đi xuống.

Bài toán khó cho các nhà quản lý

Làm thế nào để ngăn chặn những rủi ro trên? HIS – một công ty tư vấn đưa ra dự đoán nếu khủng hoảng bất động sản xảy ra có kể kéo GDP của Trung Quốc từ triển vọng 7,5% tụt xuống 6,6% trong năm nay, và còn 4,8% vào năm sau. Không ai mong đợi viễn cảnh tồi tệ này. Tuy vậy, theo các tiêu chuẩn từ phía Trung Quốc, sự sụt giảm này chỉ mang tính chất một sự suy giảm đáng báo động.  

Các nhà hoạch định chính sách đang phải đối mặt với một vấn đề khó xử. Họ mong muốn phát triển thị trường vốn sâu rộng và linh hoạt; tuy vậy “ngân hàng ngầm” lại là một nhân tố tự nhiên của thị trường này. Thậm chí, có nhiều nhận định cho rằng Trung Quốc có thể tận dụng sự đa dạng các hình thức tín dụng từ các quỹ vay vốn ngầm bao gồm việc chứng khoán hóa các khoản vay.

Mặc dù chính phủ không thể kiểm soát tất cả các hành động cho vay tín dụng ngầm, những giao dịch này vẫn cần được quản lý thích hợp. Các “ngân hàng ngầm” ở Trung Quốc có thể né tránh các quy định nhưng các giao dịch của họ cần một khoản thế chấp nhất định để đảm bảo rủi ro. Mối lo ngại lớn nhất với hệ thống này là khi các cơ quan quản lý áp dụng các biện pháp kiềm chế quá mạnh với các “ngân hàng ngầm”, họ có thể vô tình tẩy chay các tổ chức này. Thay vì vậy. họ nên áp dụng các biện pháp thận trọng hơn, từ từ siết chặt qui định và “thả lỏng” ở một vài trường hợp cá biệt.

Việc tính toán cụ thể mức độ kiểm soát là điều khó thực hiện được. Stanfard & Poor’s – cơ quan xếp hạng chỉ số tài chính cho rằng hành động cải cách có thể dẫn đến “một thời kỳ hỗn loạn, trong đó việc thị trường nội địa đấu tranh để giảm thiểu rủi ro có thể gây nên hậu quả khan hiếm và thiếu hụt nguồn vốn.” Đây chỉ diễn đạt lịch sự để mô tả thị trường tài chính hỗn loạn ở Trung Quốc mà thôi.

Thảo Phương

huongnt

Economist

Trở lên trên