MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những thành phố tạo nên nền kinh tế lớn nhất thế giới

06-07-2015 - 16:33 PM | Tài chính quốc tế

Trong số 100 đô thị lớn nhất đóng góp tới 20% GDP toàn cầu, có tới 49 thành phố đến từ Trung Quốc.

Các thành phố của khu vực châu Á Thái Bình Dương đang lèo lái nền kinh tế toàn cầu.

Từ các thành phố bờ Tây của nước Mỹ đang phình to như Vancouver, San Francisco và Lima tới các thành phố đang phát triển như vũ bão ở châu Á như Auckland, Jakarta và Hồng Kông, Thượng Hải, Tokyo, 100 đô thị lớn nhất của khu vực này có tổng GDP năm 2014 lên tới 22.000 tỷ USD, tương đương 20% kinh tế toàn cầu.

Đó là kết quả nghiên cứu mới được Viện Brookings công bố. Theo báo cáo này, danh sách 100 đô thị lớn nhất thế giới về kinh tế bao gồm 49 thành phố ở Trung Quốc; Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan có tổng cộng 19 thành phố; khu vực Bắc Mỹ có 12 thành phố; Đông Nam Á và Mỹ Latinh mỗi khu vực có 7 thành phố. 6 thành phố còn lại ở Australia và New Zealand.

Theo hai tác giả Joseph Parilla và Jesus Leal Trujillo, báo cáo này tái khẳng định tăng trưởng kinh tế toàn cầu dịch chuyển về phía Đông và phía Nam trong bối cảnh châu Á tiếp tục đi trên con đường đô thị hóa và công nghiệp hóa. Các đô thị lớn trở thành cỗ máy tăng trưởng cũng như trung tâm thương mại và đầu tư của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Các con số đã nói lên tất cả: 100 đô thị lớn nhất đóng góp tới 20% GDP toàn cầu và 29% tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong năm 2014. Nếu các đô thị này là một quốc gia duy nhất, chúng sẽ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP năm 2014 đạt 21.900 tỷ USD.

Các đô thị của Trung Quốc cũng có mức tăng trưởng GDP bình quân trên đầu người cao nhất.

Tuy nhiên, cũng không hẳn mọi thứ đều tập trung ở châu Á. Trong năm 2014, các thành phố như Portland, San Jose, Seattle đều có tỷ lệ tăng trưởng vượt trội so với mức trung bình cả nước.

“Trung Quốc tiếp tục mở cửa và tăng trưởng, Đông Nam Á trỗi dậy trong khi tăng trưởng của Bắc Mỹ được dẫn dắt bởi ngành công nghệ. Đó là tất cả những gì giúp các đô thị này phát triển. Các lực đẩy này – cùng với nỗ lực thúc đẩy quan hệ xuyên Thái Bình Dương của các chính phủ - tạo nên tiềm năng cho tăng trưởng và thịnh vượng ở các thành phố của khu vực châu Á Thái Bình Dương”, báo cáo có đoạn.

Tú Anh

Bloomberg

Trở lên trên