MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Oxford" của Thượng Hải

04-08-2014 - 15:06 PM | Tài chính quốc tế

Chủ tịch Tập Cận Bình có thể mơ về “giấc mộng Trung Hoa”, nhưng có vẻ như các kiến trúc sư của thành phố thường lấy cảm hứng từ những đô thị ở phương Tây.

Nằm ở ngoại vi Thượng Hải, thị trấn Thames được mở cửa vào năm 2006. Đây là một phần của chương trình “Một thành phố, 9 thị trấn” được lấy cảm hứng từ nước Anh. Với mục đích xây dựng châu Âu trong lòng Trung Quốc, thị trấn này cũng có những tòa nhà xây thấp, quảng trường chính, bốt điện thoại màu đỏ và cả con phố mang tên Oxford. 

Phố Oxford là một con đường rải sỏi với những căn nhà mang phong cách Tudor và những bóng đèn trang trí theo kiểu cổ kính. Đây cũng là con đường dẫn đến quảng trường chính. Một ông cụ già đang ngồi trên ghế băng, chăm sóc hai chú chó cảnh cho biết sống ở đây dễ chịu hơn nhiều so với trung tâm thành phố Thượng Hải. Mọi thứ đều có giá rẻ hơn trong khi chỉ mất 1 giờ chạy xe để đi tới trung tâm thành phố.

Chủ tịch Tập Cận Bình có thể mơ về “giấc mộng Trung Hoa”, nhưng có vẻ như các kiến trúc sư của thành phố thường lấy cảm hứng từ những đô thị ở phương Tây.  Có quy mô dân số dự tính 10.000 người, thị trấn Thames có những ngôi nhà mang kiến trúc Victoria và Georgia đặc trưng, những bốt điện thoại màu đỏ và cả một nhà thờ. Một phóng viên của tờ Global Times (tờ báo tiếng Anh ở Bắc Kinh) cho rằng chính quyền Thượng Hải quá sính ngoại.

Nhiều người thường lấy giễu cợt thị trấn này là một trong những ví dụ điển hình nhất về những “thành phố ma” của Trung Quốc. Nhiều năm nay, phần lớn những ngôi nhà ở đây đều không có người ở. Người ta đến đây để tìm kiếm khung cảnh nên thơ cho các bức ảnh cưới thay vì để tìm nhà ở. Nắm bắt nhu cầu này, nhiều cửa hàng ở Thames chuyên cung cấp dịch vụ chụp ảnh cưới. 
Thế nhưng, trong một môi trường như ở Thượng Hải – một trong những thành phố thịnh vượng nhất của Trung Quốc, có vẻ như xây dựng thị trấn Thames sẽ mang lại nhiều lợi ích trong dài hạn. Ngày càng có thêm nhiều cửa hàng mọc lên ở thị trấn Thames và dân số cũng đang dần tăng lên. Giá nhà đất ở khu trung tâm ngày càng tăng cao buộc người mua phải đi xa hơn, đến những vùng ngoại ô như ở đây.

Thượng Hải là thành phố nhiều lần phát triển theo chiều hướng ngược lại với những dự báo bi quan. Thị trấn Thames và những vùng ngoại ô mang phong cách châu Âu khác chỉ là những chấm nhỏ khi so sánh với thời kỳ Trung Quốc mở mang đô thị trong những năm 1990, khi chính phủ quyết định giải tỏa vùng đất nông nghiệp với hàng chục nghìn người sinh sống để xây dựng trung tâm tài chính bên bờ sông Hoàng Phố. Năm 2000, Economist gọi Phố Đông là “thị trấn ma”, nhưng giờ đây khu vực này trở thành biểu tượng của sức mạnh kinh tế Trung Quốc.


Thu Hương

huongnt

Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên