MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

“Soi” nguyên nhân của 9 vụ siêu lạm phát tồi tệ nhất lịch sử

19-09-2012 - 13:17 PM | Tài chính quốc tế

Có không ít nước phải đối mặt với tình trạng siêu lạm phát do đã bỏ quá nhiều tiền cho chiến tranh.

Mới đây, 2 nhà kinh tế học Steve Hanke và Nicholas Krus vừa đưa ra những dữ liệu thống kê mới nhất về 56 vụ siêu lạm phát đã xảy ra trong lịch sử. Khi siêu lạm phát xảy ra, niềm tin vào đồng tiền pháp định của 1 quốc gia cũng như khả năng tín dụng của đồng tiền ấy biến mất hoàn toàn. 

Thông thường, siêu lạm phát là xu hướng hay xảy ra ở các nước đang phát triển, điển hình như các nước Mỹ Latinh trong khủng hoảng nợ phá hủy khu vực này trong những năm 1980. Tuy nhiên, thậm chí 1 vài nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay – như Trung Quốc, Đức và Pháp – cũng đã từng trải qua những vụ siêu lạm phát tồi tệ.  

Hungary: Tháng 8/1945 – Tháng 7/1946
Tỷ lệ lạm phát hàng ngày: 207%
Giá cả tăng gấp đôi trong mỗi: 15 giờ

Hungary: August 1945 - July 1946

Nền kinh tế Hungary bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh thế giới thứ 2. Với vị trí nằm trong vùng có chiến tranh, theo ước tính, khối lượng vốn tư bản của Hungary bị sụt giảm mất 40%. Tồi tệ hơn, trước đó nước này đã “điên cuống” sản xuất bất chấp ngập trong nợ nần để phục cho người Đức. Tuy nhiên, Đức không bao giờ trả lại số hàng hóa đó. 

Khi Hungary ký hiệp ước hòa bình vào năm 1945, nước này buộc phải trả lại khối Xô Viết lượng tiền bồi thường khổng lồ tương đương với 20 – 25% ngân sách . Trong khi đó, chính sách tiền tệ của Hungary  lại chịu sự điều khiển của khối liên minh. 

NHTW Hungary đã cảnh báo việc in tiền để trả nợ sẽ mang lại những hậu quả tồi tệ. Tuy nhiên, liên minh Xô Viết đã bỏ ngoài tai những lời cảnh báo này và đưa ra kết luận rằng siêu lạm phát được tạo với mục tiêu chính trị là phá hủy tầng lớp trung lưu. 

Zimbabwe: Tháng 3/2007 – Tháng 11/ 2008
Tỷ lệ lạm phát hàng ngày: 98%
Giá cả tăng gấp đôi trong mỗi: 25 giờ

Zimbabwe: March 2007 - November 2008

Siêu lạm phát của Zimbabwe là hệ quả của việc sản lượng liên tục sụt giảm trong 1 thời gian dài theo sau các cải cách ruộng đất được thực hiện bởi cựu Thủ tướng Robert Mugabe trong giai đoạn 2000 – 2001. Trong đợt cải cách này, các nông dân da trắng bị tịch thu đất đai và sau đó phân phối lại cho nông dân da màu. Hậu quả là sản lượng sụt giảm tới 50% trong 9 năm tiếp theo. 

Các cải cách mang tính xã hội chủ nghĩa và chi phí khổng lồ phải bỏ ra khi tham gia vào chiến tranh Congo khiến thâm hụt ngân sách chính phủ tăng lên nhanh chóng. Thêm vào đó, dân số của Zimbabwe cũng giảm mạnh do người dân ồ ạt di cư ra nước ngoài. Chi tiêu chính phủ tăng lên trong khi nguồn thu thuế ngày càng sụt giảm khiến chính phủ phải in tiền. 


Nam Tư: Tháng 4/1992 – Tháng 1/1994
Tỷ lệ lạm phát hàng ngày: 65%
Giá cả tăng gấp đôi trong mỗi: 34 giờ

Yugoslavia/Republika Srpska: April 1992 - January 1994

Sự sụp đổ của Liên minh Xô Viết khiến vai trò trên trường quốc tế của Nam Tư bị suy giảm trong khi trước đó Nam Tư chính là cầu nối giữa phương Đông và phương Tây. Cuối cùng, Nam Tư cũng phải tan vỡ và xung đột giữa các nước thành viên liên tục xảy ra trong những năm tiếp theo. 

Trong thời gian này, thương mại giữa các nước thành viên sụp đổ và kéo theo đó là sản lượng công nghiệp lao dốc. Cùng thời gian đó, các nước này cũng bị áp đặt lệnh cấm vận quốc tế. 

Đức: Tháng 8/1922 – Tháng 12/1923

Tỷ lệ lạm phát hàng ngày: 21%
Giá cả tăng gấp đôi trong mỗi: 3 ngày 17 giờ

Weimar Germany: August 1922 - December 1923

Một vài năm sau khi tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức phải đối mặt với tình trạng siêu lạm phát. Chiến tranh kết thúc, Đức phải bồi thường khoản tiền khổng lồ cho các nước chiến thắng. Tuy nhiên, Đức không được phép trả tiền bồi thường bằng đồng tiền đang lưu hành là đồng Papiermark. Đồng tiền này đã yếu đi đáng kể trong suốt thời kỳ chiến tranh trong nỗ lực đi vay mượn để chi trả cho cuộc chiến. 

Do đó, Đức buộc phải bán một lượng lớn Papiermark để đổi lấy đồng tiền nước ngoài được các nước thắng trận chấp nhận. Khi đến hạn trả nợ vào mùa hè năm 1921, đồng Papiermark được bán với bất cứ giá nào khiến siêu lạm phát bùng nổ bởi đồng tiền này bị giảm giá nghiêm trọng. 

Hy Lạp: Tháng 5/1941 – Tháng 12/1945
Tỷ lệ lạm phát hàng ngày: 18%
Giá cả tăng gấp đôi trong mỗi: 4 ngày 6 giờ

Greece: May 1941 - December 1945

Ngân sách của Hy Lạp suy giảm từ thặng dư 271 triệu drachma ở năm 1939 xuống thâm hụt 790 triệu drachma trong năm 1940. Nguyên nhân là do chiến tranh thế giới thứ 2 khiến ngoại thương lao dốc. Thời kỳ này cũng mở đầu cho giai đoạn tồi tệ tiếp theo khi Hy Lạp bị khối Phát xít chiếm đóng vào cuosoi năm 1940. 

Các khoản chi ngân sách cũng tăng lên đáng kể bởi chính quyền bù nhìn bị điều khiển bởi khối Phát xít khi có tới 400.000 quân phát xít chiếm đóng ở đây.


Thêm vào đó, tổng thu bị giảm từ 67,4 tỷ drachma ở năm 1938 xuống chỉ còn 20 tỷ vào năm 1942. Với doanh thu thuế sụt giảm, Hy Lạp buộc phải in tiền. 

Trung Quốc: Tháng 10/1947 – Tháng 5/1949
Tỷ lệ lạm phát hàng ngày: 14%
Giá cả tăng gấp đôi trong mỗi: 5 ngày 8 giờ 

China: October 1947 - May 1949

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Trung Quốc bị chia tách bởi nội chiến.  Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản Trung Quốc tranh giành quyền kiểm soát đất nước và đưa ra các chính sách tiền tệ khác nhau. Hậu quả là hệ thống tiền tệ của nước này bị chia tách với 10 loại tỷ giá khác nhau vào năm 1948. 

Trong suốt cuộc đụng độ, tiền tệ là vấn đề trung tâm và 3 phe phái gồm Quốc dân Đảng, Đảng cộng sản Trung Quốc cùng với phát xít Nhật đã gây nên chiến tranh tiền tệ với rất nhiều thủ đoạn nhằm đánh bật đồng tiền của đối phương. 


Để tài trợ cho cuộc chiến, Quốc dân Đảng đã tạo nên thâm hụt ngân sách khổng lồ và cuối cùng phải in tiền tạo ra  siêu lạm phát. NHTW Đài Loan cũng bị cuốn vào vòng xoáy này và cũng phải chịu siêu lạm phát. 

Peru: Tháng 7/1990 – Tháng 8/1990
Tỷ lệ lạm phát hàng ngày: 5%
Giá cả tăng gấp đôi trong mỗi: 13 ngày 2 giờ 

Peru: July 1990 - August 1990

Peru đã có 1 thời gian dài chiến đấu với lạm phát trong nửa sau của thế kỷ 20. Peru cho rằng trong suốt những năm đầu 1980, Tổng thống Fernando Belaunde Terry buộc phải thực hiện thắt lưng buộc bụng theo yêu cầu của IMF và điều đó dẫn đến lạm phát. Tuy nhiên, trên thực tế, Peru đã không tuân thủ những biện pháp này.

Sau đó, Alan Garcia được chọn là người thay thế vào năm 1985 với 1 loạt các biện pháp cải cách kinh tế. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ làm nề kinh tế suy yếu thêm và Peru bị loại khỏi thị trường vốn quốc tế. Lạm phát kéo dài nhiều năm khiến Peru phải đối mặt với tình trạng siêu lạm phát.

Pháp: Tháng 5/1795 - Tháng 11/ 1796
Tỷ lệ lạm phát hàng ngày: 5%
Giá cả tăng gấp đôi trong mỗi: 15 ngày 2 giờ

France: May 1795 - November 1796

Cuộc cách mạng Pháp xảy ra sau thời kỳ Pháp phải gánh những khoản nợ dai dẳng khi tham gia chiến tranh trong đó có chiến tranh ở Mỹ và Anh. 

Một trong những chính sách kinh tế phổ biến của cuộc cách mạng Pháp là chính sách quốc hữu hóa đất đai. Chính phủ Pháp phát hành tín phiếu “assignat” qui định người nắm giữ chúng sẽ được có thể chuộc lại đất đai trong tương lai. Tuy nhiên, trong nỗ lực giảm thâm hụt ngân sách, chính phủ Pháp đã phát hành quá nhiều và cuối cùng phải giảm giá tín phiếu dẫn đến siêu lạm phát. 


Nicaragua: Tháng 6/1986 – Tháng 3/1991
Tỷ lệ lạm phát hàng ngày: 4 %
Giá cả tăng gấp đôi trong mỗi: 16 ngày 10 giờ

Nicaragua: June 1986 - March 1991

Năm 1979, kinh tế thế giới suy thoái đồng thời các nước Mỹ Latinh cũng gặp phải khủng hoảng tài chính.  Kinh tế Nicaragua suy giảm tổng cộng 34% trong thời kỳ 1978-1979.
 
Đối mặt với tình trạng này, chính phủ Nicaraguan chuyển sang chính sách tài khóa mở rộng và tăng vay nợ nước ngoài để kích thích lực cầu nội địa. Khoản chi ngân sách càng được tăng lên khi phải tài trợ cho chiến tranh. Mặc dù ban đầu lạm phát nằm trong tầm kiểm soát do nguồn vốn được giám sát chặt chẽ và tỷ giá giữ ở mức cố định, cuộc cải cách kinh tế năm 1985 đã xóa bỏ hết các chính sách này và gây ra siêu lạm phát. 

Thu Hương

huongnt

BI

Trở lên trên