MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sự thật của chính sách phá giá đồng nhân dân tệ

14-08-2015 - 13:38 PM | Tài chính quốc tế

Kể từ lâu, những nhà chính khách vẫn truyền tai nhau câu "Đừng nghe những gì Trung Quốc nói, hãy nhìn những gì Trung Quốc làm." Vậy thúc đẩy xuất khẩu có thực sự là lý do đằng sau chính sách phá giá đồng nhân dân tệ ?

Trung Quốc không cần thiết phải phá giá đồng nhân dân tệ sâu hơn là sự thật?

Vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc được báo cáo là giảm hơn 8%, tuy nhiên so sánh với hàng xuất khẩu của các đối thủ cạnh tranh thì Trung Quốc vẫn chiếm vị thế vượt trội. Thị phần hàng xuất khẩu của Trung Quốc chiếm tỷ trọng 15% trong tổng khối lượng xuất khẩu trên toàn cầu. Đây là một con số cao ngất ngưởng chưa từng có trong tiền lệ, tăng từ 8,7% hồi tháng 1/2010. Tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc tăng cao hơn các đối tác thương mại chủ chốt ngay cả khi tỷ giá hối đoái điều chỉnh theo lạm phát tăng 33% so với đồng tiền của các đối tác thương mại.

Ngân hàng TW Trung Quốc phát biểu hôm thứ năm rằng, không có cơ sở nào để tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ sau khi đồng tiền này bị bán tháo cực mạnh kể từ năm 1994. Citigroup Inc cho biết khả năng phục hồi của hàng xuất khẩu và vai trò kích thích tăng trưởng toàn cầu giảm phản ánh nguồn lợi mà Trung Quốc nhận được từ việc phá giá đồng nhân dân tệ sẽ hạn chế, trong khi mối đe dọa nguồn vốn chảy ra tăng cao vẫn đang rình rập Trung Quốc.

“Không có một bằng chứng rõ ràng nào cho thấy các doanh nghiệp và các nhà xuất khẩu Trung Quốc ủng hộ phá giá đồng nhân dân tệ.” David Lubin, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế tại Citigroup London cho biết. “Mục tiêu phá giá không phải để châm ngòi cho một cuộc chiến tranh tiền tệ cũng không phải để hỗ trợ tăng trưởng.”

Biểu đồ dưới đây cho thấy thị phần hàng xuất khẩu trên thế giới của Trung Quốc năm 2015 vẫn đang trong đà tăng.

Đồng nhân dân tệ tiếp tục giảm giá ngày hôm qua sau 2 ngày liên tiếp giảm 2,8%. Ngân hàng TW nói rằng sự điều chỉnh nằm trong nỗ lực cải tổ đồng nhân dân tệ bằng cách cho phép nguồn lực thị trường tác động nhiều hơn trong điều chỉnh tỷ giá. Trợ lý Thống đốc, ông Zhang Xiaohui phát biểu hôm thứ 5 rằng, quá trình điều chỉnh về cơ bản đã được hoàn thiện, như vậy sẽ xóa bỏ nghi vấn về động thái giảm giá đồng nhân dân tệ sâu hơn được ban hành bởi các nhà làm chính sách.

Cơ chế thay đổi

Cơ chế thay đổi sau khi Bắc Kinh thúc đẩy đồng nhân dân tệ tham gia vào hàng ngũ đồng tiền dự trữ quốc tế của IMF. Động thái khuấy đảo thị trường này làm cổ phiếu và hàng hóa cơ bản đồng loạt giảm giá trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải chống lại một sự suy giảm sâu.

Trong khi xuất khẩu Trung Quốc giảm 8,3% trong tháng trước, các quốc gia đang phát triển còn lại thì sao? Hàng hóa nước ngoài của Đài Loan giảm 12% trong tháng 7 trong khi Hàn Quốc giảm 3,3% đánh dấu tháng giảm liên tiếp thứ 7.

Rõ ràng, cùng với sự đình trệ thương mại toàn cầu, xuất khẩu Trung Quốc vẫn đánh bật các quốc gia đang phát triển còn lại, đồng thời chiếm tỷ trọng cao nhất trên thị trường giai đoạn 2010-2014. Trên tương quan đó, một bộ phân lớn thị trường mới nổi chủ chốt cũng mất phần, trong đó có Singapore, Brazil, Thailand, Hungary và Indonesia.

Xuất khẩu Trung Quốc đang được phục hồi, một phần vì đồng nhân dân tệ giảm giá, phần khác vì khó khăn cho các công ty ở các quốc gia khác mở rộng quy mô sản xuất bao gồm cơ sở hạ tầng, nguồn cung và lao động có tay nghề. Như vậy họ đã mất tính cạnh tranh và không đủ để thúc đẩy triển vọng tăng trưởng. Theo Alex Wolf – chuyên gia kinh tế về thị trường mới nổi tại Standard Life Investments Ltd cho biết.

Dự báo đồng nhân dân tệ

Tầm quan trọng của hàng hóa nước ngoài là một người cầm lái tăng trưởng kinh tế đã giảm. Năm ngoái, xuất khẩu chiếm 23% nền kinh tế, so với mức đỉnh 36% năm 2006. Theo WB.

Theo khảo sát của Bloomberg trong 2 ngày qua, các nhà chiến lược đều cho rằng tỷ giá USD/CNY sẽ được giữ ở mức 6,35 cho đến cuối năm trong đó bao gồm cả 0,8% tăng kết thúc ngày hôm qua. Credit Suisse Group AG lại cho rằng đồng nhân dân tệ sẽ tiếp tục phá giá thêm 4% tức ở mức 6,65 NDT đổi 1 USD.

Sự hỗ trợ bằng lời

Ngân hàng TW đã cố gắng ngăn chặn những hậu quả không mong muốn sau khi phá giá đồng nhân dân tệ. Các nhà chức trách can thiệp vào thị trường tiền tệ trong hai ngày qua đồng thời yêu cầu các ngân hàng thương mại hạn chế các công ty mua vào đồng đô la.

Thống đốc PboC, ông Yi Gang phát biểu với báo giới hôm qua rằng: “Tỷ giá hối đoái hiện tại là phù hợp với nền kinh tế và không cần phải điều chỉnh thêm để thúc đẩy xuất khẩu.”

Ông Lubin thuộc Citigroup cho biết, lý do chính để phá giá đồng nhân dân tệ là nhằm gia tăng cơ hội dành Quyền rút vốn đặc biệt tại IMF của Trung Quốc, như vậy luồng vốn chảy ra ngoài sẽ được bù đắp.

Có câu “Đừng nghe những gì Trung Quốc nói, hãy nhìn những gì Trung Quốc làm”. Lý do chính cho động thái của Trung Quốc trong những ngày qua là kích thích gia tăng luồng vốn chảy vào. Thật sai lầm nếu nói rằng điều này kích thích cuộc chiến tranh tiền tệ toàn cầu.

Thảo Trang

Bloomberg

Trở lên trên