MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tại sao công việc căng thẳng trên phố Wall vẫn là ngành "hot"?

19-01-2014 - 10:13 AM | Tài chính quốc tế

Lương thưởng giảm mạnh nhưng vẫn cao hơn so với mức trung bình.

Rất nhiều người có xu hướng nghĩ rằng phố Wall đang mất đi vị thế là lựa chọn hàng đầu của các sinh viên mới tốt nghiệp. Tuy nhiên, theo một bài báo mới được đăng tải trên tờ New York Times, mức độ danh giá của phố Wall sụt giảm có nghĩa là cá ngân hàng đang phải cạnh tranh nhân tài với các ngành khác, đặc biệt là các công ty công nghệ. Các tin tức về việc nhiều ngân hàng đánh giá lại chính sách thực tập sinh và khuyên nhân viên nghỉ ngơi cuối tuần được lấy làm bằng chứng xác đáng để miêu tả xu hướng này. 

“Đây là xu hướng dịch chuyển mang tính chất thế hệ”, một cựu chuyên viên phân tích tại Bank of America khẳng định với tờ New York Times. “Tôi cảm thấy chuyện này thực sự không có ý nghĩa, khi làm công việc mình không thực sự yêu thích và quan tâm, làm việc tới 90 giờ mỗi tuần. Các ngân hàng đã bắt đầu nhận ra điều này”. 

Tuy nhiên, có thực là phố Wall đang mất ưu thế? 

Thứ nhất, mặc dù lương đã giảm đi đáng kể so vớimức đỉnh điểm ở thời kỳ trước khủng hoảng, trung bình các nhân viên trên phố Wall vẫn kiếm được khoảng 300.000 USD. Lương cơ bản của một sinh viên mới tốt nghiệp của Harvard Business School cũng ở mức 125.000 USD. Lương khởi điểm ở các ngân hàng top đầu vẫn ở mức 70.000 đến 90.000 USD. Cộng thêm thưởng, số tiền là khá cao. 

Chỉ có các tư vấn viên có mức lương trung bình cao hơn. Và, mặc dù lương ở thung lũng Silicon đang ngày càng tăng lên, chỉ có các lập trình viên và kỹ sư phần mềm có thể cạnh tranh lương với phố Wall trong khi họ sẽ chẳng bao giờ trở thành chuyên viên phân tích hay trader. 

Còn đối với vị trí kinh doanh hoặc tài chính trong giới công nghệ, lương thấp hơn rất nhiều so với phố Wall. Lương của các thạc sĩ cũng thấp hơn. 

Mực dù số thạc sĩ và tân cử nhân làm việc ở công ty công nghệ đang tăng lên, phần lớn nguyên nhân là do ở đây có nhiều việc làm hơn. Ngày càng có ít hơn cơ hội ở phố Wall nhưng họ vẫn cố gắng giành giật. 

Tỷ lệ sinh viên Harvard lựa chọn làm trong ngành tài chính đang ở mức thấp hơn so với trước khủng hoảng, nhưng đã quay trở lại mốc 15%. Tỷ lệ ở trường Princeton đã tăng lên 22% trong những năm gần đây sau khi xuống thấp năm 2009. 

Blogger tài chính The Epicurean Dealmaker đã nói một cách ngắn gọn và xúc tích: “1) bởi vì phố Wall đang gặp nhiều khó khăn, chúng ta không cần đến nguồn nhân viên mới nhiều như trước, 2) số sinh viên mới tốt nghiệp khao khát trở thành J. Pierpont Morgan và Steve Jobs (hoặc thậm chí là Bernie Madoff và Mark Zuckerberg) luôn luôn gần như bằng 0, 3) nếu có những thứ như một nhân viên massage, bàn bi –a, thợ pha cà phê … trong nhà là những điều quan trọng khiến bạn thỏa mãn với nghề nghiệp đã chọn, bạn sẽ không chịu nổi quá 15 phút trên phố Wall”. 

Mặc dù làm việc trong ngành ngân hàng đầu tư đồng nghĩa với nhiều đêm thức khuya và làm việc cả vào cuối tuần, đó là một phần trong cái cách mà công việc trên phố Wall được hoàn thành. 

Thêm vào đó, sau vài năm với những giờ làm việc căng thẳng liên tục, bạn có thể lựa chọn rời bỏ công việc này để học lấy bằng MBA, kiếm một công việc khác hoặc tiếp tục leo lên những nấc thang cao hơn của ngành tài chính. 

Lý do duy nhất khiến phố Wall kém cạnh tranh hơn trong việc thu hút nhân tài là những kỹ năng phức tạp. Trước khủng hoảng, những “kiến trúc sư” sáng giá và đặc biệt là giỏi toán rất được trọng dụng bởi nhu cầu cao về khả năng thiết kế và bán những sản phẩm phái sinh phức tạp. Ngày nay, sau khủng hoảng tài chính và những luật lệ hà khắc, nhu cầu cũng dần giảm xuống. 

Giảm giờ làm hay khuyến khích nhân viên nghỉ ngơi là cách mà phố Wall phản ứng với những thông tin tiêu cực hơn là nỗi lo lắng về việc thu hút nhân tài. 

Thu Hương

huongnt

Business Insider

Trở lên trên