MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thụy Điển gặp “khó” vì Đông Âu

15-03-2009 - 15:57 PM | Tài chính quốc tế

Các ngân hàng Thụy Điển đã rót hàng trăm tỷ cuaron vào ba nền kinh tế tăng trưởng nóng tại khu vực vùng biển Baltic suốt thập kỷ qua. Khoản tiền này có thể bốc hơi.

Suy thoái kinh tế trầm trọng tại khu vực này đang khiến Thụy Điển gặp nhiều vấn đề.

 

Đối với Thụy Điển, cuộc khủng hoảng tại khu vực vùng Baltic này giống như cuộc khủng hoảng trước vào thập niên 1990 khi những quyết định táo bạo trong lĩnh vực xây dựng ban đầu mang lại rất nhiều lợi nhuận. Điều đó khiến họ tin rằng họ sẽ tiếp tục thành công

 

Ông Anders Borg, Bộ trưởng Tài chính Thụy Điển, nhận xét:”Chúng tôi cảm thấy rằng trách nhiệm của chúng tôi là phải làm tất cả những gì có thể để giúp các nước vùng Baltic này. Họ là một phần trong khu vực kinh tế của chúng tôi.”

 

Vì thế Thụy Điển đã dành rất nhiều tiền vào khu vực này vì quyền lợi tài chính của chính họ cũng như để giúp châu Âu không bị chia rẽ Đông Âu – Tây Âu.

 

Nhiều người cho rằng việc tiền Thụy Điển rót ồ ạt vào nước khu vực vùng biển Baltic sẽ bốc hơi trước khi khủng hoảng qua đi.

 

Trước đây, các ngân hàng Thụy Điển đã cho khu vực vùng Baltic vay số tiền tương đương 20% tổng GDP. Hiện nay, theo ngân hàng Danske, khoản vay trên tương đương 2% đến 6% tổng GDP của Thụy Điển trong vài năm. Mức độ thiệt hại của các ngân hàng Thụy Điển tùy thuộc vào tình hình suy thoái của các nền kinh tế thuộc khu vực Baltic.

 

Năm 2009, 3 nền kinh tế khu vực Baltic này có thể suy giảm từ 6% đến 10%. Các ngân hàng Thụy Điển vì thế chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng mạnh và nhiều khả năng buộc phải viện đến sự hỗ trợ của chính phủ.

 

Ông Bo Lundgren, trưởng văn phòng nợ quốc gia Thụy Điển, nhận xét tình hình kinh tế của các nước thuộc khu vực Baltic sẽ tác động lớn tới hệ thống tài chính Thụy Điển.

 

Thế nhưng với kinh nghiệm của một người đã làm việc lâu năm trong ngành tài chính và trải nghiệm thời kỳ khủng hoảng những năm 1990, ông nhận định Thụy Điển hoàn toàn có khả năng vượt qua cơn sốc hiện nay. Ông cũng cho biết chính phủ Thụy Điển sẵn sang hỗ trợ các ngân hàng trong trường hợp cần thiết.

 

Việc Thụy Điển hỗ trợ các nước khu vực vùng Baltic bắt nguồn từ cách đây nhiều thế kỷ.

 

Vua Thụy Điển từng nắm kiểm soát các nước thuộc Baltic và xây nhiều đại học tại đây. Gần đây, cựu Thủ tướng Thụy Điển và nay là Bộ trưởng Ngoại giao Carl Bildt hỗ trợ phong trào giành độc lập của các nước thuộc Baltic thập niên 1980. Người kế nhiệm của ông sau này cũng có những quyết định tương tự.

 

Khi các nước thuộc khu vực Baltic giành được độc lập, Thụy Điển là nước tích cực ủng hộ và vận động để các nước này gia nhập vào các tổ chức thuộc châu Âu.

 

Đôi khi mối quan hệ còn gần hơn nữa. Ông Lundgren có một đứa con nuôi từ Estonia.

 

Sự hiện diện của đất nước vùng Scandinavi này tại khu vực vùng biển Baltic không gây nhiều tranh cãi.

 

Các ngân hàng Thuỵ Điển góp phần gây ra khủng hoảng tại khu vực Baltic bằng việc tạo ra bong bóng nhà đất và xây dựng. Cảm giác bất ngờ giàu có dẫn đến thói quen chi tiêu hoang phí, thâm hụt tài khoản vãng lai lớn tại cả ba nước này, và vì thế khiến ba nước phụ thuộc vào nguồn vốn ngoại.

 

Khi bong bóng nhà đất xì hơi, các ngân hàng Thuỵ Điển vướng mắc với những khoản thế chấp và hàng loạt khoản vay tiêu dùng xấu. Mức thua lỗ vì các khoản vay của ngân hàng Swedbank, ngân hàng Thuỵ Điển cho vay nhiều nhất tại khu vực Baltic, đã tăng gấp 4 lần trong năm qua.

 

Thuỵ Điển đã bắt đầu hỗ trợ các ngân hàng của nước này. Chính phủ Thuỵ Điển đã đưa ra kế hoạch 173 tỷ USD để đảm bảo cho khoản nợ mới phát hành của ngân hàng Thuỵ Điển để có tiến tái cấp vốn cho những ngân hàng chịu thua lỗ lớn.

 

Bộ trưởng Tài chính Thuỵ Điển cho biết:”Chúng tôi đã tuyên bố với các ngân hàng rằng họ phải hành xử có trách nhiệm, coi thị trường các nước Baltic như thị trường nội địa. Chúng tôi không cản trở họ dùng số vốn mà chúng tôi đã cung cấp để củng cố cho các chi nhánh tại nội địa cũng như tại nước khu vực Baltic.”

 

Tuy nhiên việc tái cấp vốn các ngân hàng Thuỵ Điển để giúp dòng chảy tín dụng hiệu quả không phải là một điều dễ dàng.

 

Ngân hàng Swed, ngân hàng thu được 17% doanh thu từ khu vực vùng biển Baltic, đã sử dụng tiền của chính phủ và tăng vốn. Tuy nhiên họ chưa dám mở rộng hoạt động tín dụng tại những nước hiện nay đang rất khó khăn khi kinh tế suy giảm quá mạnh.

 

Ngọc Diệp

Theo IHT

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên