MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tiền ảo có còn ảo?

03-06-2013 - 12:54 PM | Tài chính quốc tế

Các loại tiền ảo đang đối mặt với tương lai ngày càng khó khăn.

Tuần trước, thế giới tiền ảo chao đảo sau khi một bản cáo trạng vừa được nộp lên tòa án New York, buộc tội Liberty Reserve (LR) và 7 nhân viên đã thực hiện vụ rửa tiền lớn nhất trong lịch sử. Các bị cáo bị buộc tội thực hiện hoạt động rửa tiền trên quy mô lớn, trở thành trung tâm tài chính cho thế giới tội phạm mạng, thực hiện các vụ gian lận thẻ tín dụng, tấn công mạng và buôn thuốc phiện. Các cơ quan chức năng ước tính LR đã thực hiện 55 triệu giao dịch và “rửa” 6 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2006 đến tháng 5/2013. Những con số trên khiến đây là vụ rửa tiền lớn nhất trong lịch sử. 

Sau khi website của LR đóng cửa và các nhà quản lý cảnh báo rằng các qui định phòng chống rửa tiền trong thế giới tiền ảo phải được tuân thủ chặt chẽ hơn, giờ đây cộng đồng yêu thích công nghệ đặt ra câu hỏi loại tiền ảo nào sẽ là mục tiêu tiếp theo được các nhà quản lý để mắt tới. Cái tên được đáng chú ý nhất là Bitcoin – loại tiền được nhiều người ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi trên Silk Road (thị trường trực tuyến buôn bán ma túy). 

Tuy nhiên, Liberty Reserve và Bitcoin không hề giống nhau. LR cũng giống như Western Union hay PayPal, mặc dù được thiết kế để phá vỡ các luật lệ. Người dùng phải cung cấp tên, địa chỉ và ngày sinh. Tuy nhiên, LR không xác minh lại các thông tin được cung cấp. LR thu phí 1% cho mỗi lần chuyển tiền, cộng thêm 75 cent tiền “phí riêng tư” để đảm bảo không ai có thể theo dõi các thông tin người dùng đã khai (kể cả ở bên trong hệ thống của LR). Để trốn tránh các qui định, LR thực hiện quá trình gửi tiền và rút tiền thông qua một bên thứ ba. 

Trong khi đó, Bitcoin là một đồng tiền hoàn hảo hơn. Bitcoin có thể được chuyển đến trung tâm thanh toán bù trừ - giống như những đồng bạc xanh. Tuy nhiên, các công ty có nghiệp vụ là kinh doanh Bitcoin (như Mt.Gox – sàn giao dịch có trụ sở tại Nhật Bản) lại có những đặc điểm tương tự như Liberty Reserve. Họ có thể phải đối mặt với các cuộc điều tra nếu như quá nhiều tiền bẩn được đổ vào Bitcoin. Hôm 16/5 vừa qua, cơ quan quản lý liên bang đã tịch thu tiền từ một tài khoản trên Mt.Gox của Dwolla – một dịch vụ chuyển tiền khác. 

Nếu các nhà quản lý điều tra kỹ hơn, mục tiêu dễ bị nhắm đến nhất có lẽ là các dịch vụ thanh toán trực tuyến. Đây là những dịch vụ cho phép tiền mặt được chuyển đi mà không cần xác nhận danh tính của người dùng. Trường hợp của LR cũng có thể khiến nhà quản lý thận trọng hơn đối với các sáng kiến về tiền ảo (như Bitcoin). 

Trường hợp này cũng thể hiện những khó khăn trong việc theo dõi các hoạt động này. Arthur Budovsky – người sáng lập LR – đã được cơ quan quản lý chú ý từ nhiều năm nay. Sau khi bị điều tra ở Mỹ vì điều hành một công ty chuyển tiền chưa được cấp phép, Budovsky chuyển hoạt động kinh doanh đến Costa Rica. Khi cơ quan quản lý Costa ngày càng quan ngại về hoạt động của LR, Budovsky đã thiết kế một cổng hợp pháp và giả vờ rằng công ty đã đóng cửa.

Tuy nhiên, công nghệ phòng chống tội phạm công nghệ cũng đã được cải tiến. Cơ quan điều tra đã thâm nhập vào các kết nối internet cũng như các tài khoản email cá nhân. Các phòng nghiên cứu nhận được rất nhiều tiền đầu tư. 

Thu Hương

huongnt

Economist

Trở lên trên