MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc mắc "bẫy" tiền tệ?

12-05-2015 - 10:39 AM | Tài chính quốc tế

Trung Quốc không thể tham gia vào cuộc chiến tiền tệ vì nước này không muốn giảm giá đồng nhân dân tệ.

Trung Quốc đang phải đối mặt với một câu hỏi rất hóc búa. Xuất khẩu sụt giảm và lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc đang bị xói mòn sau khi đồng nhân dân tệ tăng giá hơn 10% trong năm 2014 (xét theo tỷ trọng thương mại). Tuy nhiên, không giống như các nước lớn khác ở châu Á và châu Âu, Trung Quốc đang từ chối tham gia vào chiến tranh tiền tệ.

Bloomberg đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến tình thế tiến thoái lưỡng nan của Trung Quốc:

Vấn đề đầu tiên là dòng chảy vốn. Dòng tiền nóng đang chảy ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh nhà đầu tư không còn quá lạc quan về triển vọng tăng trưởng của nước này và lên đường tìm kiếm lợi suất cao hơn ở nơi khác. Louis Kuijs, chuyên gia kinh tế trưởng đến tại ngân hàng RBS, ước tính khoảng 300 tỷ USD đã chảy ra khỏi Trung Quốc trong 6 tháng kết thúc vào tháng 3 vừa qua. Đồng nhân dân tệ yếu đi là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vốn bị rút ra ồ ạt.

Biến động của đồng nhân dân tệ từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2015

Biến động của đồng nhân dân tệ từ tháng 5/2014 đến tháng 5/2015

Nguyên nhân thứ hai nằm ở vấn đề Trung Quốc muốn đồng nhân dân tệ có được vị thế là đồng tiền dự trữ. Nước này đang vận động để Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) bổ sung nhân dân tệ vào giỏ tính toán Quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Để thuyết phục IMF, Trung Quốc không thể để nhân dân tệ yếu đi, hoặc chí ít là giảm giá quá mạnh.

Tuy nhiên, không tham gia phá giá nội tệ cũng có nghĩa là các nhà xuất khẩu của Trung Quốc sẽ gánh chịu nhiều “nỗi đau”.

Các chuyên gia kinh tế tin rằng Trung Quốc sẽ tìm đến các biện pháp khác để thúc đẩy tăng trưởng, ví dụ hạ lãi suất hay bơm tiền vào nền kinh tế thông qua các chương trình cho vay có mục tiêu. Hôm qua NHTW Trung Quốc vừa thông báo cắt giảm lãi suất lần thứ ba chỉ trong 6 tháng gần đây. Chính phủ Trung Quốc cũng được cho là sẽ tăng cường chi tiêu bằng cách đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng.

Quá trình cân bằng cần rất nhiều bước để có thể thúc đẩy tăng trưởng, đồng thời Trung Quốc cũng phải chú ý tới núi nợ đang ngày càng phình to. Với câu hỏi hóc búa về tiền tệ này, nhiệm vụ mà Trung Quốc phải hoàn thành trở nên khó khăn hơn gấp bội.

Tú Anh

Thu Hương

Bloomberg

Trở lên trên