MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Trung Quốc nghĩ gì] Mỹ có thể gây ra khủng hoảng tài chính thêm một lần nữa

20-07-2013 - 09:42 AM | Tài chính quốc tế

Trung Quốc có thể mắc bẫy Mỹ và rơi từ đỉnh cao huy hoàng xuống vực sâu suy thoái như Liên Xô hồi thập niên 80.

Người viết là ông Mai Tân Dục, GS Kinh tế ĐH Bưu điện Bắc Kinh. Ông hiện là chuyên gia thuộc nhóm 10 người phân tích động thái, xu hướng kinh tế Trung Quốc của Hiệp hội kinh tế vĩ mô trực thuộc Ủy ban Kế hoạch Phát triển quốc gia Trung Quốc. Bài viết này được đăng trên Báo Hải Ngoại, phiên bản điện tử dành cho người Trung Quốc ở nước ngoài của Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Đối thoại Kinh tế và Chiến lược Trung - Mỹ vòng thứ năm đã diễn ra tại Washington trong hai ngày 10/7 và 11/7. Ba chủ đề lớn thuộc lĩnh vực kinh tế bao gồm: mở rộng hợp tác đầu tư và thương mại, xúc tiến cải cách theo cơ cấu và phát triển bền vững, cải cách và ổn định thị trường tiền tệ.

Trong nội dung thứ ba, vấn đề cụ thể đáng quan tâm nhất chính là những cú sốc gây ra khi Mỹ ngừng thực thi chính sách nới lỏng định lượng cùng phương án phòng bị xoay quanh.

Cùng với sự hồi phục và ổn định dần của kinh tế Mỹ thị trường lao động ngày càng được cải thiện. Tầm quan trọng của chính sách nới lỏng định lượng đã dần mờ nhạt đối với nước này, tác dụng phụ của bong bóng tài sản ngày một rõ rệt và chẳng mấy chốc Mỹ sẽ ngừng thực thi chính sách.

Thế nhưng, lịch sử đã cảnh báo hạn hán thường đến sau cơn lũ, việc lấy chính sách thắt chặt tiền tệ làm bước thứ hai trong cuộc chương trình nới lỏng định lượng sẽ đảo lộn các dòng lưu chuyển vốn và gây ra khủng hoảng nợ. Trong đó, nền kinh tế thị trường mới nổi luôn là đối tượng gánh chịu đầu tiên, Trung Quốc không thể không phòng ngừa.

Nhìn lại lịch sử, cú sốc Nixon những năm 70 đã khiến đồng tiền các nước phương Tây mất giá. Các nền kinh tế chủ yếu của phương Tây rơi vào lạm phát phi mã, mức lãi suất tăng vọt và tương đối đình trệ.

Trong bối cảnh đó, các quốc gia khác cũng lần lượt tăng cường tận dụng nguồn vốn vay huy động từ các nước phương Tây, các nước xã hội chủ nghĩa bên kia chiến tuyến cũng không ngoại lệ.

Liên Xô lúc đó còn lấy thu hút vốn nước ngoài làm biện pháp chiến lược. Kế hoạch năm năm lần thứ chín của nước này đã thu hút được khoản vốn tương đương 17,661 tỉ USD.

Thế nhưng, tới thập kỷ 80, cơn sốt huy động vốn vay của các quốc gia đã kết thúc do chính sách thắt chặt tiền tệ mà chủ tịch FED đương nhiệm Paul Vocker quyết liệt đưa ra.

Chính sách này đã tạo nên "lãi suất thực cao nhất từ trước đến nay" và kéo dài trong thời gian khá lâu, điều kiện cho huy động vốn vay ngày càng khắt khe. Năm 1982, Mexico không còn đủ khả năng trả nợ và là quốc gia mở màn cho khủng hoảng nợ toàn cầu nổ ra sau đó.

Hiện nay, rủi ro kinh tế và xã hội của không ít nền kinh tế thị trường mới nổi ngày một tích lũy nhiều đến mức không thể coi thường. Sáu tháng cuối năm nay và năm sau, rủi ro về các cú sốc kinh tế, xã hội của các nền kinh tế này tương đối cao và có khả năng lặp lại sai lầm với cuộc khủng hoảng nợ công giống như khi Trung Quốc, Liên Xô cùng các nước Đông Âu rơi vào khủng hoảng vào năm 1980 khi đang ở đỉnh cao huy hoàng những năm 1970.

Kinh tế Mỹ đang dần phục hồi nên việc gỡ bỏ chính sách nới lỏng định lượng rất có thể xảy ra ngay trong năm nay. Từ đó, sự đảo ngược dòng vốn do nó gây ra rất có thể khiến Trung Quốc ít nhiều phải chịu đựng thứ lạm phát “nhập khẩu”. Từ đó lại càng gây sốc cho những nền kinh tế thị trường mới nổi kém ổn định hơn so với Trung Quốc.

Chúng ta hết lần này đến lần khác chứng kiến các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, đã đẩy các nước đang phát triển vào vực sâu khủng hoảng tiền tệ bằng chính sách thắt chặt như thế nào.

Ngày nay, những nguy cơ này có khả năng tái diễn. Thị trường tài chính của các nền kinh tế thị trường mới nổi trong hai tháng vừa qua đã có sự lung lay mạnh. Đó là hồi chuông cảnh báo cho chúng ta.

Khối kinh tế thị trường mới nổi đã chiếm phân nửa tỉ lệ ngoại thương Trung Quốc, quy mô dòng luân chuyển vốn cũng to lớn không kém, nên đứng trước rủi ro này đồng thời bài học lịch sử vẫn còn đó, cho dù khả năng chống đỡ của Trung Quốc cao hơn các nước mới nổi, Trung Quốc vẫn không thể xao nhãng các rủi ro và phải "nỗ lực tranh luận bằng lý lẽ với Mỹ vì sự ổn định của kinh tế toàn cầu".

Thùy An

tuannm

Hải Ngoại

Trở lên trên