MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Trung Quốc: Tiền không có nghĩa lý! (P1)

21-07-2013 - 16:31 PM | Tài chính quốc tế

Chào mừng đã đến với hệ thống ‘ngân hàng trong bóng tối’ (shadow banking) của Trung Quốc, khu vực kinh tế đang bùng nổ, trị giá ước tính lên tới 1,3 nghìn tỷ đô la Mỹ.

Trong suốt sáu tháng qua, các nhà phân tích thuộc bộ phận nghiên cứu thị trường của quỹ đầu tư Argyle đã đặt chân đến các chi nhánh ngân hàng địa phương trên khắp Trung Quốc. Là một quỹ đầu tư có trụ sở tại Hong Kong, Argyle muốn tìm hiểu về một số sản phẩm các ngân hàng Trung Quốc hiện đang bán cho khách hàng – đặc biệt là các sản phẩm quản lý tài sản với lợi tức cao (WMP).

Dễ nhận thấy một thực trạng rằng khách hàng của các ngân hàng này hiểu rõ về các sản phẩm đó, với mức lãi suất trên 7% - cao hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi. Nhưng điều không minh bạch là khoản đầu tư thực sự đằng sau việc mua bán các WMP đó.

Trong số các khoản đầu tư này là cho vay mua nhà đất, mặc dù theo quy định, ngân hàng không được phép cho vay mua đất. Một số khác đầu tư vào các dự án trọng điểm của chính quyền địa phương, như xây dựng đường giao thông ở khu vực biên giới hay đường ống nước ngầm. Trong nhiều trường hợp, các khoản vay được cung cấp cho các nhà đầu tư tiềm năng hầu như không có khả năng phòng vệ cho những người cho vay, trong khi tài sản thế chấp - nếu có - thường bao gồm các hạng mục vô danh hoặc bảo lãnh cá nhân. 

"Các nhà đầu tư cá nhân bị thu hút bởi mức lợi tức 7%", theo báo cáo của một nhà phân tích của Argyle sau chuyến thăm ngân hàng địa phương ở Thẩm Quyến vào tháng trước. "Thủ tục đăng ký mua bán WMP được hoàn thành chỉ trong vòng vài giờ."

Một tuần trước, nhà phân tích nói trên đã ghi nhận một WMP khác, với mức lợi tức hứa hẹn 12%, tuy nhiên không tiết lộ về dự án sản phẩm này đầu tư vào. Ông nhấn mạnh “Các nhà đầu tư không quan tâm đến các dự án thực tế”. “Họ nghĩ rằng dự án được Chính phủ bảo trợ, một khi Đảng vẫn nắm quyền, các sản phẩm này vẫn an toàn”.

Chào mừng đến với ngân hàng trong bóng tối 

Chào mừng đã đến với hệ thống ‘ngân hàng trong bóng tối’ (shadow banking) của Trung Quốc, khu vực kinh tế đang bùng nổ, trị giá ước tính lên tới 1,3 nghìn tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng con số thực tế cao hơn nhiều, theo Deutsche Bank, ước tính ngân hàng trong bóng tối chiếm 40% GDP, khoảng 6,3 nghìn tỷ đô la Mỹ. 

Khác với hệ thống ngân hàng truyền thống huy động vốn tiền gửi từ công chúng để thực hiện dịch vụ thanh toán, cho vay…, hệ thống ngân hàng trong bóng tối thông qua các quỹ đầu tư để huy động vốn từ các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, doanh nghiệp và cá nhân để đầu tư vào các sản phẩm tài chính như trái phiếu chính phủ, thương phiếu và các chứng khoán nợ phái sinh…

Charlene Chu, một nhà phân tích cấp cao của Fitch Ratings, ước tính rằng một phần ba của tất cả các dư nợ tín dụng vào cuối năm ngoái đã được diễn ra trong "kênh không cho vay", trong đó rất ít thông tin về chất lượng tài sản và khách hàng vay.

Quỹ đầu tư phòng vệ trục lợi

Tại Trung Quốc, không có nhiều vận may cho các quỹ đầu tư phòng vệ do các quy định ngặt nghèo tại nước này. Tuy nhiên, một số quỹ đầu tư phòng vệ đã tận dụng lợi thế từ hệ thống ngân hàng trong bóng tối như là một cơ hội không thể bỏ lỡ để kiếm lời. Các sản phẩm đầu tư do hệ thống này tạo ra được một số quỹ đánh giá là nguyên nhân tạo ra các khoản nợ dưới chuẩn, điều dẫn tới cuộc khủng hoảng của thị trường thế chấp ở Mỹ và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Các nhà đầu tư tại Argyle và các quỹ đầu tư phòng vệ khác đưa ra kết luận rằng có các mặc định ngầm sau các dự án WMP đầu tư vào và rằng các ngân hàng sẽ buộc phải bồi thường cho khách hàng dưới danh nghĩa ổn định xã hội và làm suy giảm vốn chủ sở hữu của họ trong quá trình này.

Với niềm tin đó, các quỹ đầu tư phòng vệ đổ tiền bằng cách bán các cổ phiếu của một số ngân hàng nhỏ được niêm yết tại Hồng Kông. Chiến lược của họ gợi nhớ lại cách mà một số quỹ đầu tư phòng vệ đã đặt cược vào kết thúc tồi tệ của cuộc bùng nổ thế chấp ở Mỹ.

"Những WMP này được coi là một loại trái phiếu nợ có bảo đảm – CDO mang đặc trưng của Trung Quốc," Kin Chan, người sáng lập của Argyle đề cập đến CDO, loại công cụ tài chính đã gây hậu quả to lớn cho nền tài chính Mỹ. "Nếu dự án sụp đổ, chúng sẽ trở thành món nợ của các ngân hàng."

Nhờ vào nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc giải quyết sự căng thẳng giữa hệ thống ngân hàng truyền thống được kiểm soát chặt chẽ và những thế lực nhằm phá vỡ sự kiểm soát đó, các quỹ đầu tư phòng vệ trở thành một đối trọng có vai trò mạnh mẽ hơn. Nói cách khác, các quỹ này đang thách thức các nhà quản lý. Tuy nhiên, chính các quỹ này cũng là người hưởng lợi nhiều nhất từ việc thắt chặt quy định trong tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng TW Trung Quốc.

Hằng Dương

huongnt

FT

Trở lên trên