MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

TTCK các nước mới nổi có triển vọng tăng trưởng tốt

13-04-2009 - 12:08 PM | Tài chính quốc tế

Lần này, thị trường các nước mới nổi mạnh hơn bởi họ đã khôn ngoan hơn. Cổ phiếu nhóm ngành khai mỏ, viễn thông, ngân hàng và công nghệ được đánh giá cao.

Việc thị trường chứng khoán có những khoảng thời gian biến động giảm điểm mạnh là điều không thể tránh khỏi.

Khi nhà đầu tư hoảng loạn, họ thường trốn chạy khỏi thị trường các nước mới nổi trước và sau đó chỉ trở lại với tốc độ khiêm tốn ngay cả khi kinh tế hồi phục.

Chuyên gia tư vấn đầu tư cảnh báo không nên quá lạc quan. Thị trường chứng khoán có thể chỉ đang trải qua trạng thái “dead cat bounce”, thị trường chứng khoán các nước mới nổi có thể cải thiện đôi chút sau khi hạ quá mạnh.

Tuy nhiên họ cho rằng việc thị trường chứng khoán tăng điểm là một dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế các nước mới nổi.

Ông Thomas Melendez, chuyên gia quản lý của MFS International Diversification, nhận xét yếu tố căn bản tại các nước mới nổi hiện nay tốt hơn các nước phát triển. 

Một số người nhận định rằng thị trường nước phát triển có thể phá sản, tình hình tại các nước mới nổi tốt hơn rất nhiều, tỷ lệ nợ cấp chính phủ, công ty hay cá nhân thấp.

Năm 2008, thị trường chứng khoán nhiều nước đang phát triển mất hơn 1 nửa giá trị trong khi chỉ số S&P 500 của TTCK Mỹ mất 38,5%.

Quý 1/2008, thị trường vẫn mất điểm nhưng vào đầu tháng 3/2009 đã tăng điểm trở lại.

Chỉ số chứng khoán chính tại thị trường Trung Quốc, Brazil, và Nga kết thúc quý 1/2009 với mức tăng 2 con số dù đồng nội tệ của một số nước mới nổi suy yếu khiến lợi nhuận nhà đầu tư Mỹ thu được giảm mạnh. Chỉ số S&P 500 trong khi đó hạ 11,7%.

Theo dữ liệu của Morningstar, chứng khoán tại thị trường các nước mới nổi hạ 1,7% trong quý 1/2009 so với mức 8,3% của chứng khoán Mỹ.

Nói cách khác, lần này, thị trường các nước mới nổi mạnh hơn bởi họ đã khôn ngoan hơn.

Ông Mark Mobius, giám đốc điều hành của Templeton Asset Management và từng là một trong 10 nhà quản lý tiền tệ nổi tiếng nhất châu Á, nhận xét các công ty phần lớn vẫn còn khá mạnh bởi bảng cân đối kế toán tốt và nhiều tiền mặt bởi họ đã quá sợ hãi với những gì xảy ra trong quá khứ. Chính phủ những nước này cũng vậy, họ đã xây dựng được dự trữ ngoại tệ lớn.

Tỷ lệ nợ thấp hơn và tiền mặt nhiều hơn đồng nghĩa với việc nhiều nền kinh tế nước đang phát triển không phải chịu quá nhiều vấn đề tài chính hay kinh tế như nhiều nước phát triển khác. Họ có thể chủ động và mạnh tay hơn trong giải quyết các vấn đề. Trung Quốc là một ví dụ điển hình.

Ông Edmund Harris, quản lý quỹ Guinness Atkinson Asia, dự đoán: “Tôi tin Trung Quốc sẽ vượt xa so với các nền kinh tế khác. Bằng việc ngăn các ngân hàng tham gia vào một số hoạt động kinh doanh mang lại nhiều tác hại, Trung Quốc có khả năng tự bảo vệ xét trên một số phương diện nhất định. Điều này tạo bệ phóng để Trung Quốc có thể kích thích tăng trưởng kinh tế.

Việc kinh tế Trung Quốc cần bao nhiêu tiền để tăng trưởng kinh tế mạnh hơn vẫn còn là điều đang bị tranh cãi.

Chuyên gia trưởng bộ phận đầu tư tại Victoria 1522 Investments, bà Josephine Jiménez nhấn mạnh việc một số chuyên gia kinh tế dự đoán kinh tế Trung Quốc tăng truởng 6% trong năm 2009 trong khi chính phủ dự đoán kinh tế nước này có thể tăng trưởng 8%.

Nền kinh tế của nhiều nước đang phát triển sẽ khó có thể đạt mức độ tăng trưởng trên, tuy nhiên bà Josephine Jiménez tính toán rằng tăng trưởng của nhiều nền kinh tế châu Á sẽ cao hơn tăng trưởng tại nhiều nền kinh tế phát triển.

Theo bà, lĩnh vực tốt để đầu tư cổ phiếu lúc này sẽ là khai mỏ, viễn thông và sản xuất thực phẩm.

Ông đánh giá cao cổ phiếu nhóm ngành năng lượng và ngân hàng ví dụ như cổ phiếu Petrobras, PetroChina, cổ phiếu ngân hàng như ngân hàng thương mại và công nghiệp Trung Quốc, ngân hàng xây dựng Trung Quốc và ngân hàng Banco Itau tại Brazil.

Ông Melender, chuyên gia quản lý quỹ tại MFS, cho rằng cổ phiếu nhóm ngành công nghệ rất đáng chú ý trong thời điểm hiện nay, cổ phiếu đó có tiềm năng tốt khi kinh tế thế giới hồi phục.

Ngọc Diệp
Theo Nytimes

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên