MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Từ thiện – cứu cánh cho công ty thời khủng hoảng

23-03-2009 - 12:04 PM | Tài chính quốc tế

Chương trình dung hòa được cả hoạt động từ thiện lẫn lợi nhuận như Shakti có thể là cách để các công ty vẫn giữ đà phát triển trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

Như phần lớn các tập đoàn đa quốc gia khác, người khổng lồ sản xuất đồ dùng gia đình Unilever đang cảm nhận sự khốc liệt của cuộc suy thoái toàn cầu. Nhưng ít nhất, một bộ phận của đế chế Unilever vẫn ăn nên làm ra.

 

Vài năm trước, công ty phát động chương trình trách nhiệm xã hội (CSR), thuê hàng ngàn phụ nữ Ấn Độ bán xà phòng, chấy tẩy và các vật dụng khác của Unilever tại quê mình, phần lớn có các làng đó đều quá nhỏ và hẻo lánh nên Unilever không đặt đại lý bán hàng được.

 

Chương trình với tên gọi Shakti (năng lượng) này có mục đích trợ giúp những khách hàng nghèo nhất của công ty, nhưng nó còn đạt được nhiều hơn thế.

 

Khoảng 40.000 phụ nữ làm việc trong mạng lưới Shakti thực sự là những đại lý tin cậy – còn khách hàng của họ cũng thật trung thành – kể cả trong thời suy thoái. “Cuộc khủng hoảng tài chính khiến chương trình này lại càng thêm quan trọng với chúng tôi,” Hemant Bakshi, Giám đốc phát triển khách hàng Unilever tại Mumbai nói. “Nếu chúng tôi muốn tiếp tục tăng trưởng ngay cả trong những giai đoạn khó khăn, phải thúc đẩy thêm nữa những chương trình thế này."

 

Những chương trình dung hòa được cả hoạt động từ thiện lẫn lợi nhuận như Shakti có thể là cách để các công ty duy trì chương trình CSR của mình trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

 

Mặc dù các công ty bất đắc dĩ phải thú nhận rằng mình đang cắt giảm các chương trình xã hội, các tổ chức phi lợi nhuận cho biết kể từ đầu suy thoái, vài công ty đã hủy cam kết góp quỹ cho các dự án.

 

Giám đốc một quỹ nhỏ tại London điều hành các chương trình vì giới trẻ tại 8 quốc gia, phần lớn ở châu Phi kể “Ba hay bốn đối tác của chúng tôi đã rút lui kể từ tháng 10-11, trong khi chúng tôi đang rất trông chờ nguồn tài trợ,”. (Ông không muốn nêu tên vì sợ làm những người đóng góp tức giận). Hildy Simmons, người điều hành dịch vụ tư vấn từ thiện tại phố Wall nói: “Tiền không chảy về chương trình của các tập đoàn nữa, giờ ngay cả số tiền tại đó cũng đang giảm đi."

 

Thực ra, cuộc suy thoái thúc đẩy sự thay đổi cách làm từ thiện tại các tập đoàn. Trước đây, nhiều bộ phận CSR do nhân viên quan hệ công chúng điều hành, và được cơ cấu để đánh bóng hình ảnh công ty. Salvatore LaSpada, người đứng đầu Viện Từ thiện tại New York nói :“Dân PR muốn biết, làm thế này thì tên tuổi chúng ta nổi bật đến đâu?”.

 

Tuy vậy, giờ một phần do áp lực từ phía cổ đông và hội đồng quản trị muốn thấy kết quả thiết thực, giới kinh doanh lại thích các chương trình như Shakti của Unilever, vừa giúp thế giới tốt đẹp hơn, lại vừa tăng lợi nhuận – hay ít nhất cũng không lãng phí tiền bạc.

Thời khủng hoảng, “nhiều hoạt động sẽ được liên hệ tới việc công ty làm ăn khác đi thế nào, thay vì chỉ có góp quỹ từ thiện,” Penny Fowler, người đứng đầu đội bảo vệ khu vực tư nhân của Oxfam nói. “Và thế có lẽ cũng tốt."

 

Thay đổi như thế có lợi cho Marks & Spencer. Năm 2007, chuỗi cửa hàng bán thức ăn và quần áo Anh này phát động chiến dịch bảo vệ môi trường trong nhà với tên gọi Kế hoạch A – “vì làm gì có kế hoạch B cho hành tinh này,” Mark Barry, Giám đốc phát triển bền vững của công ty nói.

 

Thay vì cách quyên tiền truyền thống, Mark & Spencer dự chi tới 215 triệu đôla cho chương trình 5 năm này bao gồm cắt giảm sử dụng điện và nhiên liệu của công ty, tính tiền túi nhựa cho khách và mua hàng từ các nhà máy và nông trại xanh. Barry nói, tới nay, Kế hoạch A tự lo được kinh phí cho mình bằng cách hạ chi phí năng lượng cũng như các khoản chi khác của công ty.

 

Nói một cách đơn giản, như thế tức là dùng tiền hiệu quả hơn. Như trường hợp của Puaramita Acharji, một phụ nữ Tây Bengal tham gia chương trình Shakti của Unilever vài năm trước và giờ kiếm được 14 đôla/tháng bằng cách bán hàng tới từng nhà trong làng mình.

 

Thay vì phụ thuộc vào chồng, cô giờ khiến làng xóm phải kính nể. “Thế là đủ để tôi đứng trên đôi chân của mình”, cô nói. Các chương trình CSR cũng sẽ làm được nhiều điều hơn thế.

 

Ngô Minh Tuấn

Theo Time

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên